logo

Bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền SGK 10 trang 39, 40, 41, 42, 43, 45 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền SGK 10 trang 39, 40, 41, 42, 43, 45 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Chuẩn bị Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Bạn hình dung như thế nào về một con người có uy quyền?

Lời giải 

Hình dung: Theo suy nghĩ của em, người có uy quyền là lời nói và hành động của người đó có sức nặng, sức mạnh khiến người khác phải lo sợ, nể phục.

Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Bạn đã đọc cuốn sách hay xem bộ phim nào mà nhân vật trong đó là một người có uy quyền? Bạn hãy chia sẻ ấn tượng của mình về nhân vật ấy.

Lời giải 

Một người có uy quyền mà em từng đọc đó là nhân vật Crawford trong “Sự im lặng của bầy cừu”. Ông là người có chức quyền, làm việc tại FBI, đảm nhận việc đi tìm hung thủ trong những vụ án khó nhằn. Với nhiều năm thâm niên trong nghề, Crawford được lòng tin, sự tín nhiệm cao của mọi người. Với đồng nghiệp, ngoài sự khôn ngoan sắc sảo giúp ích cho việc phá án thì ông nổi tiếng với vai trò người chồng yêu thương vợ hết mực. Crawford – người nhìn ra được tài năng của cô gái đang học đại học (Straling), đưa cô vào “thực chiến” để hỗ trợ đi tìm lời giải cho vụ án. Tuy là người có chức quyền nhưng Crawford luôn cư xử đúng mực, công tư phân minh. Xuyên suốt cả câu chuyện, Crawford hiện lên đầy uy nghiêm, có lúc nhẹ nhàng song đều thể hiện được kiểu nhân vật có tiếng nói và được lòng tin của mọi người.


Đọc hiểu bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền


Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?

Lời giải 

Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin;

- Sức khỏe yếu, đang nằm giường bệnh.

- Sợ hãi mỗi lần nhìn thấy Gia-ve.

- Cầu xin ông Man-đơ-len giúp đỡ.

Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?

Lời giải 

Vì: phân biệt giữa Giăng Văn-giăng với Man-đơ-len. Hai cái tên nhưng cùng 1 người, Giăng Văn-giăng là tên hiện tại của ông còn Man-đơ-len là tên trước kia của ông.

Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý cách miêu tả giọng nói của Gia-ve.

Lời giải

Giọng nói của Gia-ve có cái gì man rợ, điên cuồng. Đó không phải là tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm, không có vần nào ghi nổi giọng nói của hắn.

Câu 4 (trang 40, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Tại sao Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?

Lời giải

Vì cô thấy ông thị trưởng Giăng Văn-giăng bị tên chó săn Gia-ve tóm cổ. Lúc này, ông đang cúi đầu trước tên Gia-ve. 

Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng qua lời đối thoại.

Lời giải 

- Ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve: trống không dù ông Giăng Văn-giăng lớn tuổi hơn tên Gia-ve, tiếng quát tháo, gầm gừ.

- Ngôn ngữ của Giăng Văn-giăng: khẩn cầu, tha thiết, thể hiện sự nhún nhường.

Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình.

Lời giải 

Cảm xúc: kích động, hoang mang, rối loạn khi chưa tìm được đứa con gái của mình.

Câu 7 (trang 41, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng.

Lời giải 

Thái độ của Gia-ve: thiếu tôn trọng, xấc xược, coi thường Giăng Van-giăng. 

Câu 8 (trang 42, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Tại sao Gia-ve lại thấy run sợ?

Lời giải 

Vì Gia-ve thấy ông Giăng Van-giăng trong chớp mắt đã giật gãy cái gióng chính.

Câu 9 (trang 42, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.

Lời giải 

Hình thức câu hỏi: người kể chuyện như đang hỏi chính mình và hỏi Giăng Van-giăng. 

Câu 10 (trang 43, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Thái độ của Giăng Van-giăng với Gia-ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích.

Lời giải 

Thái độ: bình thản, như bất lực.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Có thể chia diễn biến đoạn trích này làm mấy phần? Hãy xác định mối liên hệ giữa các phần ấy.

Lời giải 

- Có thể chia diễn biến đoạn trích làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến Phăng-tin tắt thở): Gia-ve đến bắt tên tù khổ sai Giăng Van-giăng và gây nên cái chết của chị Phăng-tin.

+ Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền trước tên chó săn Gia-ve.

- Mối liên hệ: gắn bó với nhau. Phần 1 là sự tác động để phần 2 là lúc nhân vật Giăng Van-giăng tỏa sáng uy quyền của mình.

Câu 2 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Bạn cảm nhận như thế nào về thái độ và cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin? Theo bạn, Giăng Van-giăng có thể đã nói với Phăng-tin điều gì sau khi Phăng-tin qua đời?

Lời giải

- Cảm nhận: ông Giăng van-giăng đối xử với chị Phăng-tin nhẹ nhàng, tôn trọng, thương cảm trước hoàn cảnh của chị, và cố gắng đi tìm đứa con gái mất tích cho chị.

- Có thể, Giăng Van-giăng đã thì thầm sẽ bằng mọi cách, tìm được đứa con gái cho Phăng-tin và mong cô hãy yên nghỉ.

Câu 3 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào? Nêu nhận xét của bạn về thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này.

Lời giải 

- Nhân vật Gia-ve hiện lên là người:

+ Bộ mặt gớm ghiếc.

+ Cặp mắt như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ.

+ Giọng kinh hoàng, man rợ, điên cuồng.

+ Giọng nói như tiếng ác thú gầm.

+ Lời nói trống không, xấc xược.

+ Thái độ khinh bỉ người khác.

- Nhận xét: thái độ không ưa, căm ghét.

Câu 4 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Phân tích sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích.

Lời giải 

Phân tích:

- Trước khi chị Phăng-tin chết, ông Giăng Van-giăng còn có thái độ nhún nhường trước tên Gia-ve. 

- Sau khi chị Phăng-tin chết, ông Giăng Van-giăng không còn có thái độ nhún nhường để tên Gia-ve được nước lấn tới nữa. Hành động bẻ gãy thanh giường khiến Gia-ve phải khiếp sợ.

Câu 5 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích này không? Vì sao?

Lời giải 

- Người kể chuyện ngôi thứ 3 được thể hiện quyền năng trong đoạn chính.

- Bởi: thông qua lời nói, diễn biến câu chuyện, người kể chuyện đã thể hiện được thái độ của mình đối với từng nhân vật. Người kể chuyện đã dẫn dắt người đọc cuốn theo câu chuyện của mình một cách hấp dẫn, thu hút.

Câu 6 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền? Do đâu bạn khẳng định như vậy?

Lời giải

- Nhân vật thật sự có uy quyền là Giăng Van-giăng.

- Bởi lẽ, tuy lúc đầu, Giăng Van-giăng có thái độ nhún nhường với Gia-ve nhưng đấy là vì nghĩ cho Phăng-tin và ông cũng không muốn làm to mọi chuyện. Vậy nhưng, sau khi chị Phăng-tin chết, ông đã không còn giữ thái độ nhún nhường ấy nữa mà chuyển sang hành động quyết liệt hơn khiến tên Gia-ve phải khiếp sợ.

Câu 7 (trang 45, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Trong đoạn trích này, theo bạn, điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?

Lời giải

Theo em, uy quyền của một người được làm nên bởi:

- Cách hành xử thấu đáo, phù hợp.

- Tính cách, phẩm chất tốt đẹp.

- Biết đối nhân xử thế.


Kết nối đọc - viết

Bạn có hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.

Lời giải 

Ta bắt gặp những tác phẩm tự sự được kể theo ngôi thứ nhất, song cũng không ít những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện ngôi thứ ba. Điều này gây hứng thú trong tôi. Bởi vì, người kể chuyện lúc này sẽ có cái nhìn khách quan, đánh giá được chiều sâu của vấn đề, biết được tính cách của từng nhân vật. Nếu ở tác phẩm tự sự xưng ngôi “tôi”, chúng ta chỉ biết được cảm xúc, suy nghĩ của một nhân vật “tôi”, còn các nhân vật khác sẽ dựa theo ý chí chủ quan của nhân vật “tôi” thì đến với người kể chuyện toàn tri, suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật đều được miêu tả một cách đầy đủ, đa chiều, không dựa trên ý chí chủ quan của một nhân vật. Hơn nữa, người kể chuyện có thể trực tiếp tác động vào câu chuyện theo ý muốn của mình. Và cũng như các tác phẩm tự sự khác, thông qua câu chuyện, người kể chuyện toàn tri luôn để lại những bài học, thông điệp để bạn đọc được tiếp thu, hoàn thiện nhân cách, đạo đức bản thân. Dù là ngôi kể nào được lựa chọn trong tác phẩm tự sự thì đều có ý đồ riêng của người cầm bút. Do vậy, dưới cái nhìn của bản thân, em có phần hứng thú với những câu chuyện được kể dưới ngôi thứ ba hơn.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức 

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền SGK 10 trang 39, 40, 41, 42, 43, 45 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 03/07/2023