logo

Bài Dưới bóng hoàng lan SGK 10 trang 46, 47, 48, 50, 51, 52 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Dưới bóng hoàng lan SGK 10 trang 46, 47, 48, 50, 51, 52 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Chuẩn bị Soạn bài Dưới bóng hoàng lan

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Với cảnh vật xung quanh và với những người thân yêu, kỉ niệm nào mỗi khi nhớ lại, bạn thấy thật ấm áp, dễ chịu? Nếu được yêu cầu kể lại, bạn sẽ kể như thế nào?

Lời giải 

Mỗi khi nhớ lại, em thấy ấm áp và dễ chịu với kỉ niệm mỗi buổi trưa hè, các cụ lại ngồi dưới bóng cây uống nước rồi trò chuyện.

Kể lại: Hè về, dưới cái nắng chói chang của mảnh đất miền Trung, sau khi hoàn thành xong chương trình học trên tường, được nghỉ hè, sau bữa ăn trưa, nghỉ ngơi hơn 01 tiếng, em được bà đánh thức dậy và cầm tay đi ra gốc cây cuối làng. Đó là nơi các cụ thường hay tụ tập trò chuyện, uống nước. Bà em cũng không ngoại lệ. Dường như đã trở thành thói quen. Cây che bóng, gió thổi, mát rười rượi. Các cụ thường nói những câu chuyện về thời chiến, về quá khứ, về những đứa con, đứa cháu của mình. Có bà cầm nón lá đề quạt, có bà thì cầm chiếc quạt đan… Đó là một trong những khung cảnh ấm áp nhất trong quá khứ của em. Là điều mà khi đã lớn, em không thể nào quên.

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Đã bao giờ bạn có nhu cầu được sống chậm lại để cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của những điều vốn rất bình dị hằng ngày.

Lời giải

- Đã có lúc em muốn được sống chậm lại. Cuộc sống với em dường như đang chạy rất nhanh, khiến em gồng sức gắng gượng đuổi theo. Bởi nếu không tiếp tục đi, em sẽ bị tụt lại ở phía sau. Nhưng nhịp sống quá nhanh nên đôi khi, em muốn được thả mình vào một nơi nào đó để sống chậm lại để cảm nhận những điều xung quanh. Cây đã nở hoa, đường đã được sửa sang, cô hàng xóm đã đổi kiểu tóc mới,….


Đọc hiểu bài Dưới bóng hoàng lan


Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện.

Lời giải 

- Ngôi của người kể chuyện là ngôi thứ ba.

- Dấu hiệu:

+ Không có tên riêng, người kể chuyện là người ẩn danh.

+ Người kể chuyện xuất hiện qua những lời bình, cảm xúc.

Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc.

Lời giải 

Tâm trạng: Thanh cảm thấy bình yên và thong thả. Trở về quê sau một thời gian xa cách, trở về ngôi nhà của mình khiến anh được gần gũi, hạnh phúc.

Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan. Chú ý những chi tiết về cây hoàng lan trong toàn câu chuyện.

Lời giải 

- Trạng thái tình cảm: xúc động. Bởi đó là cây hoàng lan đã có từ ngày mới có căn nhà này, và ngày bố mẹ anh còn sống.

- Chi tiết:

+ Lá rung dưới làn gió nhẹ.

+ Thân cây vút cao lên trước mặt.

+ Mùi hương thơm.

+ Ngày trước thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa.

Câu 4 (trang 48, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Lưu ý sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

Lời giải 

Sự đan xen giữa: góp phần làm rõ nét tâm trạng của nhân vật Thanh khi thấy bà quan tâm mình. Bây giờ, trong căn nhà, chỉ còn Thanh và bà, vậy nhưng, Thanh lại nghe thấy một tiếng khác nghe rất quen.

Soạn bài Dưới bóng hoàng lan SGK 10 trang 46, 47, 48, 50, 51, 52 - Văn Kết nối tri thức

Câu 5 (trang 50, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh (qua lời nói, tâm trạng).

Lời giải 

Biểu hiện tình cảm:

- Qua lời nói: Nga dịu dàng, đằm thắm “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá.

- Tâm trạng: luyến tiếc vì chỉ mới gặp lại nhau nhưng sắp phải chia xa vì ngày mai Thanh lên tỉnh.

Câu 6 (trang 50, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan.

Lời giải 

Ý nghĩa: câu hỏi của bà là sự thắc mắc hoa còn non, sao lại hái còn câu trả lời của Nga ẩn chứa tình cảm của mình dành cho Thanh.

Câu 7 (trang 51, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chi tiết nào ở phần kết giúp bạn dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Nga và Thanh.

Lời giải 

Chi tiết:

- Thanh nhờ bác Nhân gửi lời chào tới Nga.

- Chàng bước ra đi nửa buồn mà lại nửa vui.

- Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước.

- Nga giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 52, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện không?

Lời giải 

- Chuyện được kể ở ngôi thứ 3.

- Có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện ở ngôi kể thứ 3.

Câu 2 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,... hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào? Việc chọn điểm nhìn như vậy có ý nghĩa gì?

Lời giải 

- Hiện lên qua đôi mắt của người kể chuyện.

- Ý nghĩa: khái quát được bối cảnh và con người. Chọn điểm nhìn này sẽ giúp bạn đọc thấy được sự khách quan, đồng thời hiện lên chi tiết tâm trạng của từng nhân vật.

Câu 3 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì? Tình cảm của các nhân vật bộc lộ như thế nào qua những lời đối thoại đó?

Lời giải 

- Xung quanh những chuyện: sức khỏe, hỏi han về những chuyện thường ngày với anh trong thời gian anh xa nhà.

- Tình cảm:

+ Bà: yêu thương Thanh. Bà luôn hỏi han, quan tâm, chăm sóc anh mặc dù anh đã lớn.

+ Thanh: yêu thương bà. Anh luôn nhẹ nhàng, chu đáo với bà.

Câu 4 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Phân tích những biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh được khắc họa trong tác phẩm.

Lời giải 

Phân tích:

- Lời nói: nhẹ nhàng mà cũng đầy mạnh dạn của Nga ‘Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”.

- Hành động: Thanh dắt tay Nga, với tay đưa cành hoa hoàng lan xuống thấp để Nga tìm hoa.

- Tâm trạng: hạnh phúc nhưng quyến luyến, bịn rịn khi mới gặp lại nhau song lại phải chia li.

Cả Nga và Thanh đều có tình cảm với nha. Hai người đều nhớ thương đối phương và luôn hoài niệm về tuổi thơ.

Câu 5 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Trong Dưới bóng hoàng lan, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua cốt truyện, nhân vật hay lời kể? Hãy phân tích một trong ba yếu tố đó.

Lời giải 

- Biểu hiện rõ nhất qua lời kể.

- Phân tích:

+ Dưới ngôi kể thứ 3, ngôi nhà và khu vườn hiện lên đầy ắp kỉ niệm. Lời kể thủ thỉ, nhẹ nhàng đưa Thanh và bạn đọc cảm giác thân thuộc, gần gũi, ấm áp.

+ Lời kể đã lột tả được tính cách của từng nhân vật. Với bà, là người bà yêu thương cháu vô bờ bến, luôn quan tâm, hỏi han, chăm sóc cháu, luôn xem Thanh như đứa trẻ. Với Thanh, là người cháu yêu thương bà, luôn rạo rực nỗi nhớ quê. Với Nga, là cô gái nhẹ nhàng, đắm thằm.

+ Lời kể còn mang đến cho bạn đọc tình cảm trong sáng giữa Thanh và Nga.

Câu 6 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Theo bạn, nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa gì?

Lời giải 

Có ý nghĩa:

- Là “món đồ” gắn kết với gia đình Thanh từ lâu đời.

- Là “nhân chứng sống” cho quá khứ của Thanh và tình cảm giữa Nga và Thanh.

Câu 7 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Cảnh nào được miêu tả trong truyện gợi cho bạn nghĩ đến một bức tranh đẹp? Nếu phải chọn một cảnh để vẽ minh họa, bạn sẽ chọn cảnh nào? Vì sao?

Lời giải 

- Cảnh Thanh nằm dưới bóng cây hoàng lan.

- Em sẽ chọn cảnh Thanh với tay vít cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa rồi nhẹ nhàng buông ra. Bởi, em thấy được sự tinh tế của Thanh. Khoảnh khắc ấy, em thấy thật lãng mạn. Chàng giữa cành lan còn Nga thì đang cặm cụi tìm hoa, gợi lên cảm giác thơ mộng, tình tứ vô cùng.

Câu 8 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận: Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm “nhân từ như một lời yên ủi” (Thạch Lam - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr.147). Từ gợi ý đó bạn hãy phân tích tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.

Lời giải 

Phân tích:

- Tình yêu của Thanh dành tới bà của mình. Dù xa nhà nhưng trong trái tim anh luôn dành một khoảng trống để nhớ về người bà đã nuôi dưỡng mình với bao kỉ niệm tuổi thơ.

- Tình yêu của người bà dành cho cháu. Bà thay cha, mẹ chăm sóc Thanh nên người. Đối với bà, Thanh tuy đã lớn nhưng trong mắt của bà, Thanh vẫn chỉ là đứa cháu nhỏ bé cần được sự che chở, quan tâm và yêu thương.


Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn khoảng (150 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện.

Lời giải 

Nhân vật Thanh trở về nhà sau một thời gian dài, về với căn nhà chứa chan bao kỉ niệm tuổi thơ đẹp và về với người bà đang mong ngóng hằng ngày. Trong lần về nhà ấy, Thanh gặp lại Nga – cô bạn hòi bé. Tình cảm hai người dần dần hiện lên. Hạnh phúc chưa được bao lâu hay tin ngày mai Thanh phải rời đi. Cảm xúc ngổn ngang chực trào giữa đôi bạn trẻ. Thấy người bà của mình khỏe mạnh, ngôi nhà như xưa, lòng anh cảm thấy thật thử thả, yên bình. Những giây phút vui vẻ ngắn ngủi, ở đoạn cuối, Thanh ra đi, rời quê hương. Tâm trạng anh vừa buồn lại nửa vui. Anh buồn vì phải lần nữa lại xa quê, xa bà, xa Nga và xa ngôi nhà, khu vườn của mình. Còn niềm vui đối với anh, ấy chính là có Nga chờ. Anh biết rằng, Nga vẫn luôn chờ đợi anh quay về. Anh tưởng tượng đến cảnh có một căn nhà để về sau giờ làm vất vả. Anh nhớ hình bóng Nga cài hoa hoàng lan trên mái tóc. Những mong ước giản dị khiến chúng ta cảm nhận được ở nhân vật Thanh là sự hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, một tình yêu giữa anh và Nga.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức 

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Dưới bóng hoàng lan SGK 10 trang 46, 47, 48, 50, 51, 52 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 03/07/2023