logo

Bài Một chuyện đùa nho nhỏ SGK 10 trang 53, 54, 55, 56, 57, 58 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ SGK 10 trang 53, 54, 55, 56, 57, 58 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Chuẩn bị Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ

Câu hỏi (trang 53, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Đôi khi hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé trong quá khứ lại khiến ta phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai. Hãy kể lại kỉ niệm ấy với bạn bè.

Lời giải 

Một kỉ niệm nhỏ bé ngày xưa đấy là thường xuyên bị bố đánh vì lười học. Lúc đấy cứ ngỡ là bố không yêu thương nhưng dần lớn lên, em mới hiểu, học đã mở mang cho em biết bao nhiêu tri thức.


Đọc hiểu bài Một chuyện đùa nho nhỏ


Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 53, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Lưu ý về ngôi kể. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó” hay “bây giờ”?

Lời giải

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

- Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó”.

Câu 2 (trang 53, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Lưu ý sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.

Lời giải 

Sự đồng cảm: Người kể chuyện hiểu được nỗi sợ độ cao khi đứng trên quả đồi nhìn xuống của Na-đi-a.

Câu 3 (trang 54, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Lưu ý câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.

Lời giải 

Câu văn: Ôi gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!”.

Câu 4 (trang 55, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Vì sao Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”.

Lời giải 

Vì gió không biết nói nên không thể nói ra được những lời ấy và cho dù gió có biết nói thì Na-đi-a cũng không tin rằng gió có thể thốt ra những điều này.

Câu 5 (trang 56, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Lưu ý “độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a.

Lời giải 

- Người kể chuyện suy đoán: Na-đi-a sẽ không đi trượt tuyết một mình vì nàng là người sợ độ cao.

- Hành động của Na-đi-a: dù sợ hãi, gương mặt tái nhợt, trắng như tuyết, toàn thân run rẩy nhưng nàng vẫn xăm xăm đi, đầu không ngoái lại.

Câu 6 (trang 56, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Lưu ý hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.

Lời giải

- Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn”: ngăn cách nhân vật tôi và Na-đi-a.

- Hành động “ghé nhìn qua khe hở”: nhân vật tôi tò mò không biết Na-đi-a làm gì, và khó hiểu với hành động kì quặc của nàng khi thì thào nói “Na-đi-a, anh yêu em!”.

Câu 7 (trang 57, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Xác định tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ”.

Lời giải 

Tâm trạng: nhân vật tôi hoài niệm về thời điểm “lúc đó”. Đó là kỉ niệm không thể quên bởi lời nói đùa của nhân vật tôi khiến Na-đi-a tin là sự thật.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 58, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?

Lời giải 

- Ngôi thứ thứ nhất.

- Người kể chuyện: là nhân vật tham gia hành động chính.

Câu 2 (trang 58, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần.

Lời giải 

Truyện có thể xác định 5 phần:

+ Phần 1 (từ đầu … “chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình”): lần đầu tiên trượt tuyết của nhân vật tôi và cô nàng Na-đi-a; và lời nói “Na-đi-a anh yêu em”.

+ Phần 2 (tiếp … “sợ hãi như những lần trước”): lần thứ 2 trượt tuyết và sự tò mò người nói lời yêu với Na-đi-a.

+ Phần 3 (tiếp… “cốt sao say là được”): những lần trượt tuyết tiếp theo.

+ Phần 4 (tiếp … “trở vào nhà xếp đồ đạc”): lần trượt tuyết cuối cùng.

+ Phần 5 (còn lại): tâm trạng nhân vật tôi.

Câu 3 (trang 58, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.

Lời giải

Tình cảm thực sự: tình cảm yêu mến của nhân vật tôi dành cho Na-đi-a.

Câu 4 (trang 58, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?

Lời giải 

- Những hành động:

+ Thờ ơ, vô tâm đứng nhìn Na-đi-a tự mình leo lên bậc thang và trượt tuyết trong nỗi sợ độ cao.

+ Đứng nhìn Na-đi-a từ xa, không có sự say đắm, nhiệt huyết như xưa.

- Vì sau cùng, Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói ra câu “Na-đi-a anh yêu em” đấy.

Câu 5 (trang 58, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a? Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không”?

Lời giải 

- Ý nghĩa: là lời tỏ tình khiến cô mê đắm đến mức cô dám vượt qua nỗi sợ của mình, đi trượt tuyết một mình chỉ mong được nghe câu nói đấy thêm lần nữa.

- Vì Na-đi-a muốn xem gió hay nhân vật tôi là người nói lời yêu với cô.

Câu 6 (trang 58, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho bạn những cảm nghĩ gì về các nhân vật và cuộc đời? Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn ứng xử ra sao?

Lời giải

- Cảm xúc: mỗi người dù có gắn bó đến đâu cũng đến lúc phải chia li.

- Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, em sẽ tỏ tình với Na-đi-a để nàng biết được tình cảm em dành cho cô ấy và xin lỗi trước trò đùa quá trớn của mình.

Câu 7 (trang 58, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng thế nào? Hãy nêu nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.

Lời giải 

- Tâm trạng: nhiều cảm xúc đan xen, tâm trạng rối bời. Khi nàng đã yên bề gia thất, câu đùa đã trở thành một kỉ niệm còn với nhân vật tôi lại không hiểu vì sao lại bày ra trò đấy.

- Cảm hứng chủ đạo: những sự kiện trong quá khứ làm bàn đạp xúc tác cảm xúc để người viết làm nên câu chuyện.


Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ.

Lời giải 

Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vường nhà nhân vật tôi với sân nhà Na-đi-a như bức tường ngăn cách không cho họ đến với nhau. Sở dĩ, lời nói đùa đấy, có thể vì không dám đứng trước mặt thổ lộ, nên nhân vật tôi đã lựa chọn nói lời yêu trong tiếng gió. Na-đi-a cần một lời tỏ tình từ nhân vật tôi nhưng anh lại không thể. Hàng rào như sự báo trước về kết cục giữa hai người. Sẽ không đến được với nhau và sẽ phải chia xa dù ở rất gần nhau. Nhân vật tôi đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đầy đau khổ. Anh buồn lòng rất nhiều. Bạn đọc đọc đến đây không khỏi tiếc cho tình cảm giữa hai nhân vật. Rõ ràng đều có tình cảm với nhau song lại không ai dám thổ lộ dẫn đến kết cụ chẳng thể thành đôi. Bởi vậy mà ở cuối đoạn trích, khi cô nàng Na-đi-a đã lập gia đình, có hạnh phúc riêng, nhân vật tôi vẫn còn đan xen nhiều cảm xúc phức tạp, ngổn ngang. Chỉ với hình ảnh nhỏ nhưng gợi lên cho người đọc nhiều suy tư. Đó là sự chuyển mạch để tiếp tục với diễn biến tâm lí hai nhân vật trong câu chuyện.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức 

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ SGK 10 trang 53, 54, 55, 56, 57, 58 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 03/07/2023