logo

Soạn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền ngắn nhất. Với bản soạn văn 11 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Khái quát tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền


Câu 1

Nhân vật Gia-ve hiện lên với chân dung của một kẻ ác: Bộ gặp gớm ghếc, giọng nói như tiếng thú cầm, điệu cười thì ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng. Hắn thật sự là hiện thân của một con ác thú hung bạo. Đi kèm với ngoại hình ác thú ấy, những hành động của hắn càng khắc sâu thêm sự độc ác của hắn. Khi gặp Giăng Van-giăng, hắn thể hiện sự hung hăng, xưng hô tao-mày, giọng như con thú gầm. Hắn ngang nhiên quát tháo, túm cổ áo Giăng Van-giăng, không hề có thái độ lịch sự. Trước Phăng-tin, con người không có quyền lực, hắn càng ngang ngược. Hắn càng quát tháo, chửi bới thô bỉ hơn, thậm chí, hắn sẵn sàng nói toạc ra hết mọi chuyện về con gái Phăng-tin. Đối với người mẹ đang bệnh, ngày ngày mong ngóng tin con, thì hành động của hắn có biết bao độc ác. Hắn thật sự là con người vô nhân tính, không có sự cảm thông trước nỗi đau của người khác. Bằng bút pháp tả thực, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, phóng đại kết hợp hài hòa, tác giả đã khắc họa lên hình ảnh Gia-ve như một con quỷ không có nhân tính. Con quỷ ấy ỷ thế ức hiếp người, hung hăng, ác độc, điển hình của nhân vật ác độc.

Giăng Van-giăng ngay từ đầu đã thể hiện là một người tốt. Ông sẵn sàng hi sinh bản thân mình, cứu chị Phăng-tin, còn hứa tìm con cho chị. Khi có người bị oan, ông sẵn sàng ra đầu thú để cứu người đó. Thậm chí khi bản thân sắp bị bắt, ông vẫn van xin Gia-xen để hoàn thành lời hứa với chị Phăng-tin. Hình tượng của Giăng Van-giăng thể hiện rõ nét khi đặt cạnh Gia-ven. Trước sự hung hăng, ác độc của hắn, Giăng Van-giăng vẫn giữ sự tế nhị, lịch sự, nhưng vẫn đầy uy quyền. Khi biết được mục đích của hắn, ông vẫn giữ thái độ cũ, thậm chí có phần nhún nhường chỉ mong có thể có cơ hội thực hiện lời hứa với chị Phăng-tin. Nhưng khi nỗ lực của bản thân không được chấp nhận, Giăng Van-giăng đã khẳng khái đáp lại sự uy hiếp của Gia-ve, cầm thanh sắt chống lại sự uy hiếp của Gia-ve.

Sự tốt bụng của Giăng Van-giăng còn thể hiện qua lời cầu cứu của Phăng-tin. Giăng Van-giăng phải là con người rất tốt thì Phăng-tin mới đặt hết lòng tin của mình vào ông. Giăng Van-giăng hiện lên là con người của phe thiện, có sức mạnh cứu rỗi những người tội nghiệp.

Sự đối lập giữa tốt xấu của Giăng Van-giăng và Gia-ve tạo ra mâu thuẫn của truyện, thể hiện đấu tranh giữa thiện và ác.


Câu 2

Huy-gô sử dụng chủ yếu các biện pháp so sánh và ẩn dụ để miêu tả tính cách của Gia-ve. Đó là sự xấu xí của một con quái vật được đặc tả qua các hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại và ẩn dụ có cùng một hệ quy chiếu. Hình tượng của hắn được xây dựng trên hình tượng của một con quái vật đúng nghĩa.

Nhà văn lại sử dụng ngòi bút miêu tả trực tiếp với giọng văn nhịp nhàng như nhấn mạnh thêm sự điềm đạm của Giăng Van-giăng. Trái ngược với Gia-ve, Giăng Van-giăng được miêu tả gián tiếp qua hành động của người khác nhiều hơn. Đó là lời van xin của Phăng-tin, cô đã tin Giăng Van-giăng như một người anh hùng, như đấng cứu rỗi, nó còn qua cả cảm nhận của bà Xem-pli-xơ khi ông thầm thầm bên tai Phăng-tin.


Câu 3

Đoạn văn đó chính là phát ngôn của tác giả. Sự xuất hiện của tác giả trước hết thể hiện quan điểm của tác giả về cái thiện, cái ác, về sức mạnh của con người thiện lương có thể đánh bại mọi xấu xa, cường quyền. Ngoài ra, lời bàn đó khẳng định sức mạnh của con người dù trong hoàn cảnh khó khăn, bất công tuyệt vọng, con người vẫn có thể dùng ánh sáng của trái tim để đập tan mọi cái ác, từ đó gieo lên mầm hy vọng về một tương lai tốt đẹp.


Câu 4 

Chủ nghĩa lãng mạn thể hiện khá rõ qua đoạn trích qua cái chết của chị Phăng-tin. Cái chết thường gợi sự đau thương, mất mát, nhưng khi Giăng Van-giăng ngồi xuống chỉnh lại mái tóc cho chị, khi môi chị khẽ mỉm cười, ta bỗng thấy cái chết ấy nó nhẹ nhàng hơn, đẹp hơn. Điều đó khẳng định sức mạnh của tình yêu thương. Huy-gô thông qua hình ảnh người anh hùng Giăng Van-giăng đã khẳng định tình yêu thương có thể đẩy lùi mọi bóng tối của sự ác độc, đồng thời nó cũng gieo niềm hi vọng về xã hội công bằng, tràn ngập tình yêu thương.


LUYỆN TẬP


Câu 1

Nhân vật Phăng-tin trong truyện tuy chỉ là nhân vật phụ và xuất hiện không nhiều nhưng lại được nhà văn xây dựng khá kỹ. Cô đối lập hoàn toàn với nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve.

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí rất tài tình. Đó là sự đối lập hoàn toàn của tâm lý sợ sệt trước Gia-ve đến sự tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van-giăng. Đây là tâm lý thường thấy của con người khi đứng trước sự việc như vậy.

Nhưng ở người phụ nữ ấy không chỉ có sự khốn khổ mà nó còn có cả sự mạnh mẽ kiên cường. Cô cũng là người mẹ hết lòng yêu con, vì con hy sinh đến tất cả. Đến phút cuối đời, Phăng-tin vẫn luôn suy nghĩ về con.


Câu 2 

Nhân vật Phăng-tin chiếm một vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, là nhân vật đứng giữa cái thiện cái ác. Thông qua sự tương tác giữa Giăng Van-giăng, Gia-ve và chị Phăng-tin, cái thiện và cái ác đã được phân định một cách rõ ràng.


Câu 3

Sự phân tuyến nhân vật khá gần với hệ thống nhân vật của văn học dân gian ở điểm tuyến nhân vật phân thành vai thiện và vai ác. Từ cuộc đấu tranh của hai tuyến nhân vật đó, đã làm nổi bật lên đặc điểm của từng nhân vật, đồng thời khẳng định ý nghĩa tác giả muốn truyền tải.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác