logo

Soạn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (chi tiết)


Bố cục Người cầm quyền khôi phục uy quyền


Gồm 3 phần

-Phần 1 (Từ đầu đến “chị rùng mình”): Giăng-van-giăng chưa mất hết uy quyền (của một ông thị trưởng)

-Phần 2 (Tiếp theo đến “Phăngtin đã tắt thở”): Giăng-van-giăng hoàn toàn mất uy quyền trước Giave

-Phần3: (Còn lại): Giăng-van-giăng khôi phục uy quyền của mình đã có.


Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

* Ngoại hình:

- Giave:

+ Hình ảnh về một con ác thú đội lốt người. Trong người con mãnh thú ấy, chứa đựng sự điên cuồng, giọng nói không khác gì “tiếng thú gầm”.

+ Cách xưng hô thể hiện sự khinh miệt và coi thường. Ăn nói cộc lốc, trống rỗng.

+ Cặp mắt của hắn như có thể “đâm thẳng xuyên thủng”,”ăn tươi nuốt sống”con mồi. Cặp mắt được miêu tả đầy thú tính, không chịu buông tha cho bất kỳ đối tượng nào.

+ Cái cười là sự thể hiện về hình ảnh một con thú dữ với hai hàm răng lúc nào cũng thèm khát ngấu nghiến con mồi.

- Giăng van giăng: Không miêu tả ngoại hình nhiều

* Hành động:

- Giave:

+ Với Giăng-van-giăng: chứa đựng đầy đủ sự bạo tàn nham hiểm của một con ác thú.

+ Với Phăng-tin: Thái độ hống hách, quát lạt trịch thượng, coi khinh con người

- Giang van giang:

+ Với Phăng-tin: Tình cảm như những người ruột thịt trong gia đình.

+ Với Gia-ve: Khi Phăng-tin còn sống thì thái độ đối lập với thái độ của Giave (khiêm nhường, kiềm chế, lịch sự, từ tốn)

Khi Phăng –tin chết hành động mạnh mẽ, quyết liệt, dứt khoát không đắn đo, suy tính.

⇒ Nghệ thuật đối lập nhằm khắc họa rõ nét, chân thực nhất tính cách của 2 nhân vật

Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Ở Gia- ve :Nhà văn đã kết hợp nghệ thuật so sánh, phóng đại và trữ tình ngoại đề, nhân vật Giave hiện lên sinh động, hấp dẫn giống hệt một con ác thú điên dại, tàn bạo, độc ác. Đó chính là hình ảnh biểu tượng cho sự tàn bạo của giai cấp tư sản Pháp trong xã hội lúc bấy giờ.

- Ở Giang-van-giang: Với bút pháp lãng mạn, nhân vật G trở nên phi thường, thánh thiện, là hiện thân của tình thương yêu con người. Qua đó tác giả muốn xây dựng niềm tin vào con đường cải tạo xã hội, niềm tin vào một tương lai tốt đẹp.

Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Đoạn văn từ “Ông nói gì với chị?” đến “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của tác giả. Theo thuật ngữ văn học đây được gọi là lời bình luận trữ tình ngoại đề.

⇒ Tác dụng: bộc lộ rõ ràngtư tưởng và chủ đề của tác phẩm, làm nổi bật hình tượng GVG là con người của chủ nghĩa lãng mạn

+ “ Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”: Đây là sự vượt lên khỏi hiện thực để chạm tới cái đẹp đầy thánh thiện=> Đó cũng chính là tâm hồn nhân ái đầy thánh thiện của Giăng-van-giăng.

+ “giờ thì tôi thuộc về anh”: Câu nói đưa ta trở về với hiện thực đầy khắc nghiệt nhưng nó vẫn toát lên một sự thanh thản, sẵn sàng chờ đón tất cả, thoải mái tự do đến lạ thường.

Câu 4 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:

+ Nhân vật trung tâm là nhân vật đại diện cho lí tưởng, đại diện cho những chân lí, cái đẹp, cái thiện cao cả, một nhân vật có vẻ đẹp hoàn hảo

+ Bút pháp lãng mạn chủ nghĩa

+ Hướng tới giải quyết mọi vấn đề bằng tình thương, sự nhân đạo.


Luyện tập

Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng – tin qua hành động và ngôn ngữ:

- Hành động:

+Lấy tay che mặt và kêu lên hãi hùng khi nhìn thấy Gia-ve;

+Ngạc nhiên đến mức hãi hùng khi nhìn thấy Gia-ve nắm cổ áo ông thị trưởng là Giang Van-giăng;

+Run lên bần bật lúc nghe tin Giăng Van-giăng vẫn chưa tìm được Cô-dét;

+Chống hai bàn tay và cánh tay cứng đơ vùng nhổm dậy, há miệng muốn nói, từ trong họng thốt ra tiếng rên, răng đánh vào nhau cầm cập

+Hoảng hốt giở tay lên, hai bàn tau cố sức mở ra tìm chỗ bám như người rớt xuống nước đang ngấp ngoải

+Ngã vật xuống gối, đầu đập vào thành giường rồi nghoẹo xuống ngực, miệng há hốc, mắt mở to và lờ đờ.

- Ngôn ngữ: Liên tục kêu lên và lặp lại với Giăng Van-giăng về việc tìm thấy đứa con Cô-dét của mình.

->Khắc họa hình tượng của người phụ nữ vô cùng khốn khổ và đáng thương. Một người phải sống trong sự sợ hãi và khao khát mong muốn con gái được lớn lên trong bình an.

Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Vai trò của Phăng-tin trong sự phát triển diễn biến cốt truyện

- Là chất xúc tác giúp hai nhân vật thuộc 2 tuyến đối lập là GV và GVG thể hiện rõ bản chất, nội tâm và tính cách của mình.

- Là nhân vật giúp Vic-to Huy-gô gửi gắm tình yêu, thông điệp vào GVG.

Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Sự phân tuyến có nét gần gũi với văn học dân gian:

+ Nhân vật thuộc 2 phe phản diện và chính diện.

+ Chiến thắng của cái thiện chính là kết thúc có hậu giống truyện dân gian


Tổng kết Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Soạn văn 11: Người cầm quyền khôi phục uy quyền | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan khác

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác