logo

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận bình luận (chi tiết)


Soạn văn 11: Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Bài 1 (trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a.

- Bài viết tốt nhất nên là một bài bình luận vì khi tham gia vào diễn đàn sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là trái chiều. Đây cũng là hình thức nêu ý kiến cá nhân. Mình phải bảo vệ ý kiến của mình, chứng minh được nó đúng bằng cách nhận xét, đánh giá đúng sai, đề xuất cách giải quyết…

- Chọn vấn đề chủ đạo cho bài viết: chọn vấn đề mà bản thân đồng ý và quan tâm, đồng thời phải có kiến thức, am hiểu về vấn đề đó.

- Dàn ý của bài viết nên theo ba phần:

   + MB: Nêu vấn đề mình sẽ bình luận đến

   + TB: Giải quyết vấn đề

       Chỉ ra vấn đề cần bình luận là gì?

       Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: đúng

       Mở rộng vấn đề: lật ngược vấn đề

       Nêu ý nghĩa vấn đề

   + KB: Kết thúc vấn đề

       Liên hệ tới cuộc sống hiện tại

       Ý thức trách nhiện của bản thân.

b. Diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài cho dàn ý vừa lập.

- Trình tự lập luận:

   + Nêu lên vấn đề cần bình luận.

   + Đánh giá vấn đề cần bình luận.

   + Bàn về vấn đề

Bài 2 (trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a. Diễn đạt 1 luận điềm: lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau 

Câu tục ngữ “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc trong việc dăn dạy con người cách ứng xử giao tiếp. Khi trưởng thành, chúng ta được ông bà cha mẹ dạy chào người lớn là ngoan, lớn hơn chút nữa ta đã hiểu rằng rằng chào hỏi người khác là phép xã giao, phép lịch sự tối thiểu mà mỗi con người cần có. Như vậy lời nói vô cùng quan trọng trong việc hình thành cách ứng xử của con người. Lời nói chính là cách thức để con người giao tiếp với nhau, thể hiện và biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc bằng ngôn từ. Lời nói không thể mua được bằng vật chất bởi nó là thứ ta không thể chạm vào hay sờ được mà chỉ có thể nghe bằng tai. Vì sao lại nói ý nghĩa của câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn? Bởi trong cuộc sống lời nói là thứ không thể thiếu của con người trong mọi tình huống , hoàn cảnh nào. Có thể chính là lời những chào hỏi, tiếng cảm ơn , lời mời.. Không những thế lời nói tốt đẹp, cách thể hiện ngôn từ khéo léo giúp con người làm đẹp lòng mọi người, đôi khi đem lại những điều có lợi cho bản thân mình. Nói chuyện khéo léo còn có tác dụng thể hiện bản thân là người có học thức, tinh tế và khéo léo. Khi ta nhắc đến lịch sử, ta nhớ về sứ giả lỗi lạc một thời Mạc Đĩnh Chi, người nhờ tài ăn nói đã được vua và các quan nước giặc nể phục không thôi. Những người bán hàng khéo ăn nói và mời người khác mua hàng đó chính là nghệ thuật bán hàng. Để cư xử được khéo léo, trước hết ta nên rèn luyện vốn ngôn ngữ của bản thân, để nó trở nên phong phú hơn, giàu có hơn. Biết lễ phép là điều quan trọng nhất. Cần phải phê phán những người nói trống không, ngại đối ngoại giao tiếp hay phát ngôn một cách bừa bãi thiếu tế nhị. Câu nói mang đến bài học về cách ứng xử mà mỗi con người luôn phải nỗ lức học hỏi , tiếp thu một cách chân thành.

b. c. Diễn đạt theo hình thức đoạn văn, tập trung vào một vấn đề

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác