logo

Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (ngắn nhất)


Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (chi tiết)


I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

a) Tìm hiểu đề

   - Câu thơ mà Tố Hữu viết nói về vấn đề sống đẹp.

   - Với thanh niên, học sinh sống đẹp được thể hiện như là sống có ý nghĩa, biết giúp đỡ mọi người, sống với niềm tin và lý tưởng, có ý chí, có quyết tâm và khát khao cống hiến, biết quý trọng thời gian…..

 - Đề sống đẹp cần phải biết rèn luyện tính dũng cảm, kiên trì,……

-Để làm tốt bài viết nên phối hợp nhiều thao tác lập luận,ví dụ như giải thích, chứng minh, bình lận, phân tích,….. 

  - Tư liệu bao gồm tất cả lĩnh vực của đời sống. Dùng ngữ liệu văn học cũng là một tư liệu đáng tin cậy và giàu thuyết phục.

b) Lập dàn ý

Mở bài:

   -Sống không chỉ đơn thuần là việc ta tồn tại mà còn phải làm sao để sống một cuộc sống có ý nghĩa nhất. Sống đẹp luôn là chuẩn mực để con người ta tìm tới nhưng liệu được mấy ai hiểu được sống đẹp là thế nào?

   - Trích dẫn câu thơ của tác giả Tố Hữu

Thân bài:

   - Giải thích: sống đẹp là sống có ước mơ, có ý chí, biết sẻ chia, biết bao dung, nhân hậu với người khác, sống  vì xã hội, vì cộng đồng, đất nước.

   - Biểu hiện:

      + Biết tự đặt ra mục tiêu và quyết tâm đạt được nó: Thần đồng tiếng anh Đỗ Duy Nam, nữ diễn viên Midu, những học sinh gia đình ít điều kiện quyết tâm học giỏi,…

      + Sống hết mình vì lý tưởng: Bác Hồ, các chiến sĩ hy sinh để bảo vệ chiến tranh, bảo vệ chủ quyền đất nước,…

      + Biết yêu thương, sẻ chia: vận động quyên góp, giúp dân chống bão lũ,…

   + Quý trọng thời gian

   + Bảo vệ môi trường

   - Phê phán những biểu hiện của lối sống cá nhân, sống thiếu trách nhiệm, dễ chùn chân, nản chí

   - Biện pháp:

+ Học hành thật giỏi để sống có ích, giúp đời, giúp người

+ Rèn luyện bản thân

+ Sử dụng thời gian phù hợp

Kết bài:

Khẳng định lối sống đẹp

Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

Đề làm được một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cần phải nắm rõ vấn đề cần nghị luận, giải thích vấn đề, phân tích và chứng minh vấn đề, đưa ra giả thuyết phê phán hoặc ủng hộ những biểu hiện của lối sống đi ngược lại vấn đề. Khẳng định lại vị trí của vấn đề, rút ra bài học cho bản thân.


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)

a)

- Vấn đề tác giả nêu lên: văn hóa bên trong một con người

- Đặt tên cho văn bản: Văn hóa và con người

b) Các thao tác lập luận:

- Giải thích ( đoạn 1)

- Phân tích ( đoạn 2)

- Bình luận (đoạn 3)

c) Tác giả dùng cách diễn đạt sinh động và hấp dẫn.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

a) Mở bài

Nêu vấn đề cần nghị luận

b) Thân bài

   - Giải thích:

      + Lí tưởng: là đích đến mà con người khát khao đạt được.

      + Cuộc sống: đời sống, giá trị nhân sinh của con người

 → Câu nói khẳng định ý nghĩa của lí tưởng trong cuộc đời mỗi người, nó là ngọn đèn sáng trên con đường đi đến thành công  của mỗi người.

   - Phân tích, chứng minh:

      + Lí tưởng giúp con người biết phấn đấu, biết cố gắng để đạt tới những điều tốt đẹp, từng bước khẳng định giá trị của bản thân trong đời sống.

     + Sống có lý tưởng, con người sẽ không dễ dàng nản chí, không dễ dàng bỏ cuộc, luôn khát khao chiến thắng

  + Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những lí tưởng mơ hồ, có phần phi thực tế, viển vong, không phù hợp với khả năng của bản thân.

   - Bài học cho mỗi người:

      + Xác định cho mình mục tiêu, lập kế hoach từng bước đạt mục tiêu.

      + Nỗ lực, không nản lòng, do dự

c) Kết bài

Khẳng định lại giá trị của lý tưởng.

Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ngắn nhất | Soạn văn 12 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác