logo

Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (chi tiết)


Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (chi tiết)


Nội dung bài học

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:

Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?

a. Tìm hiểu đề:

- Vấn đề nghị luận trong câu thơ trên: sống đẹp.

- Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống đẹp là sống có ý chí, nghị lực, luôn cố gắng vươn lên trong học tập và lao động để trở thành người có ích cho xã hội.

- Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất như: tính trách nhiệm, lòng tự trọng, vị tha, nhân hậu, sống có lý tưởng, mục đích, biết tận hiến và tận hưởng.

- Với đề bài trên cần sử dụng những thao tác lập luận như giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh,…

- Bài viết cần sử dụng các tư liệu thuộc các lĩnh vực như: báo chí, giáo dục, y học,… Có thể nêu các dẫn chứng từ văn học, bởi văn học là sự phản ánh cuộc sống một cách sâu sắc.

b. Lập dàn ý:

1. Mở bài

-  Giới thiệu, dẫn dắt: Mỗi người sinh ra và lớn lên cũng cần lựa chọn cho mình một lối sống đẹp để có thể hạnh phúc và thành công hơn trong cuộc đời. Thế nhưng lựa chọn lối sống đẹp đôi khi là vấn đề rất khó khăn, đặc biệt là với giới trẻ.

-  Nêu vấn đề: vấn đề sông đẹp mà cầu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực.

- Trích dẫn câu thơ.

2. Thân bài

a, Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.

-    Câu thơ của Tố viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sông đẹp trong cuộc sống mỗi con người.

-    Sống đẹp là sống có ý nghĩa, có lý tưởng, mục đích cao đẹp; sống nhân hậu, vị tha, có ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống để cống hiến cho cuộc đời

=> Câu thơ của Tố Hữu là câu hỏi nhưng lại là lời nhắc nhở mỗi người về việc xây dựng lẽ sống đẹp trong cuộc đời.

b, Biểu hiện của lối sống đẹp

- Sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, cao đẹp:

+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.

+ Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.

+ Sống có ước mơ, khát vọng.

- Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:

+ Sống hiếu nghĩa với người thân.

+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.

+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí. nghị lực.

+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.

-  Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:

+ Học đế biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.

+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ.

+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.

-  Sống phải hành động lương thiện, tích cực:

+ Sống biết sẻ chia, giúp đỡ mọi người

+ Hành động cần có tính xây dựng, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.

-  Thói ích ki, vụ lợi gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,

-  Thói sống buông thả, thiếu lí tưởng, không có mục đích.

-  Thói lười nhác trong lao động, học tâp.

 -  Sống vô cảm, sống với lí trí sắt đá, tình cảm khô cằn.

d, Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.

-  Tích cực học tập trong cuộc sống.

-  Xác định mục đích sông rõ ràng.

-  Rèn luyện đạo đức, phẩm chất tốt đẹp.

3. Kết bài

-  Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp

+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người.

+ Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.

2. Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:

- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận

- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề nghị luận

- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí


Luyện tập

Câu 1 (trang 21 sgk Văn 12 Tập 1):

a.

- Vấn đề nghị luận ở đây là Văn hóa trong mối quan hệ với trí tuệ của con người.

- Tên cho văn bản: Văn hóa và trí tuệ của con người

b. Tác giả đã sử dụng những thao tác sau:

- Giải thích

- Phân tích

- Chứng minh

- Bình luận

Ví dụ: trong đoạn văn đầu tác giả sử dụng thao tác giải thích để giải thích từ “văn hóa”.

c. Cách diễn đạt trong văn bản trên rõ ràng, mạch lạc, giàu tính hình tượng

Câu 2 (trang 22 sgk Văn 12 Tập 1):

1. Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

2. Thân bài

a, Giải thích

- "Lí tưởng" là điều đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống để con người phấn đấu và thực hiện.

- "Không có lí tưởng thì không có phương hướng: sống không có mục đích, không có lí tưởng, cuộc sống trở nên vô nghĩa.

=> Như vậy, L. Tôn-xtôi muốn khẳng định vai trò của lý tưởng trong cuộc sống, đồng thời khuyên con người về việc xác định mục tiêu, lý tưởng sống cho riêng mình.

b, Bàn luận

* Vì sao lí tưởng đối với cuộc sống của mỗi người?

- Có lý tưởng thì con người sẽ có động lực, mục tiêu để hướng tới. Từ đó, con người sẽ luôn cố gắng, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

- Lý tưởng giống như ngọn đèn chỉ đường, cho ta nhận ra những điều tốt và điều xấu trên hành trình hướng tới lý tưởng.

- Lý tưởng soi cho ta thấy cái đích mà ta sẽ đạt được, từ đó ta quyết tâm vượt qua khó khăn, rèn luyện bản lĩnh, ý chí.

- Không có lý tưởng thì cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt và vô vị, làm cho con người trở nên buồn chán và dễ sa ngã vào những thói hư, tật xấu của xã hội.

Lấy dẫn chứng trong thực tế về những người sống có lý tưởng và đã thành công trong cuộc đời.

* Mở rộng, phản đề

- Phê phán những người sống không có lý tưởng.

- Tuy nhiên, cần hiểu rằng lý tưởng sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người.

 * Rút ra bài học, liên hệ bản thân.

- Con người sống phải biết lựa chọn lí tưởng và có hướng phấn đấu thực hiện lí tưởng.

- Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh sau khi rời ghế nhà trường là lựa chọn một nghề nghiệp đúng với ý thích và khả năng của bản thân, sẽ phấn đấu hết mình vì lí tưởng nghề nghiệp mình đã theo đuổi.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề.

- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác