Hướng dẫn Soạn bài Một thời đại trong thi ca ngắn nhất. Với bản soạn văn 11 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.
Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tình thần thơ mới chính là việc xác định cái hay cái dở của thời thơ, và xác định rằng sự thay đổi của năm tháng.
Từ đó, tác giả đưa ra cách xác định là phải xem xét ở khía cạnh tổng quát.
Điều cốt lõi tác giả mang đến là suy nghĩ về “cái tôi”. Tác giả cho rằng, chủ thể chính của thơ là cái tôi và cái ta. Điều khác biệt giữa thơ mới và thơ cũ là trong khi thơ cũ đề cao cái ta- tức cái chung thì thơ mới lại đề cao cái tôi, cái cá nhân.
Bản chất của cái tôi là quan niệm của cá nhân về cuộc sống, về suy nghĩ, điều mỗi người hướng tới, mỗi người cho là đúng.
Tác giả cũng chỉ ra rằng, hành trình của thơ mới mới chỉ là bắt đầu, vẫn còn rất mới lạ. Người ta mới bắt đầu biết đến quan niệm về cái tôi.
Tác giả cho rằng “cái tôi” là đáng thương và tội nghiệp vì nó chịu nhất nhiều bi kịch từ nhiều phía. Đó là bi kịch của việc mất hết cốt cách vốn có, trở nên nhỏ bé tội nghiệp. Cũng là bi kịch không tìm được tiếng nói chung với xã hội, chỉ còn lại bề sâu- tức sự trốn tránh, chỉ còn tập trung lại vào ý thức cá nhân. Và bi kịch cuối cùng, là bi kịch của sự thiếu lòng tin, không thể tin vào điều gì. Điều này đối lập hoàn toàn với cái “ta trước đó”.
Những bi kịch này có tính chất xã hội cao. Từ những bi kịch đó, thơ mới khắc họa bi kịch của thế hệ mới. Đó là những hi vọng, thất vọng của cả một thế hệ.
Các nhà thơ ấy họ đã gửi bi kịch của mình vào tiếng Việt bởi lẽ họ yêu tiếng Việt- thứ tiếng chia sẻ buồn vui với ca ông. Họ gửi gắm cái lãng mạn, tình yêu của mình cho thứ tiếng dân tộc. Với họ, Tiếng Việt có giá trị to lớn, nó chứa đựng tất cả mọi điều của các thế hệ qua. Họ tin vào triết lý “Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”.
Một thời đại trong thi ca tuy được coi là một bài tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn vì:
- Tác giả đưa ra vấn đề và giải quyết một cách thuyết phục, khoa học.
- Các lập luận chặt chẽ, kết hợp với các nhận định có tính khái quả cao, các dẫn chứng phong phú, cụ thể, có sức thuyết phục.
- Tác giả chỉ rõ sự khác biệt giữa cái “tôi”- “ta” bằng cách so sánh giữa thơ mới và thơ cũ chứ không chỉ nêu ra vấn đề.
Hoài Thanh cho rằng, điểm khác nhau cơ bản giữa thơ mới và thơ cũ là ở chữ “tôi-ta”. Chữ “tôi” của thơ mới và chữ “ta” của thơ cũ.
Thơ cũ đặt cái “ta” lên trước, coi trọng suy nghĩ, cảm xúc chung. Tuy nhiên, cái “tôi” cá nhân nó cũng ẩn dấu kín đáo trong cái “ta”.
Còn thơ mới lại đặt cái “tôi” lên trước. Những tác giả thơ mới đặt cái “tôi” riêng biệt, rạch ròi bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của cá nhân mình, sẵn sàng thể hiện tất cả những gì suy nghĩ thầm kín nhất của bản thân.
Các tác giả thơ mới gửi gắm tình yêu nước vào tiếng dân tộc vì họ cho rằng tiếng dân tộc là kết tinh của các thể hệ đã qua. Với những nhà thơ đó, vận mệnh của dân tộc gắn với tiếng nói dân tộc, chính vì thế họ muốn làm cho tiếng Việt giàu đẹp hơn.
Ta có thể cảm nhận được những nhà thơ và thế hệ thanh niên trong thời kì thơ mới là những con người có lòng yêu nước và mong ước giải phóng đất nước. Họ có những suy nghĩ mới mẻ, táo bạo, tuy nhiên, họ vẫn chưa tìm được giải pháp thật sự. Chính vì thế, họ gửi gắm tình cảm, suy nghĩ của mình vào tiếng Việt, vào thơ mới.
Các bài viết liên quan khác: