logo

Tác giả - Tác phẩm: Một thời đại trong thi ca (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)


Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)


I - Tác giả

1. Tiểu sử

Tác giả - Tác phẩm: Một thời đại trong thi ca (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

- Hoài Thanh (1909 – 1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên, sinh tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo. Ông tham gia các phong trào yêu nước từ khi còn đi học.

- Tháng 8 năm 1945, ông tham gia cách mạng và làm Chủ tịch Hội văn hoá cứu quốc ở Huế, sau đó giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành văn hoá – nghệ thuật. Hoài Thanh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 2000.

2. Sự nghiệp sáng tác

Tác phẩm chính: 

+ Văn chương và hành động (1936)

+ Thi nhân Việt Nam (1942)

+ Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1949)

+ Nói chuyện thơ kháng chiến (1950)

+ Phê bình và tiểu luận (3 tập: 1960, 1965, 1971) 

- Đặc điểm sáng tác:

+ Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.

+ Với phương châm “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”, văn phê bình của Hoài Thanh tinh tế, tài hoa, nhẹ nhàng và ý vị.


II. Tác phẩm

1. Nội dung ý nghĩa

- Đoạn trích thể hiện quan niệm của tác giả về tinh thần thơ mới, thuộc phần cuối bài Một thời đại trong thi ca – tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam.

- Nguyên tắc xác định tinh thần Thơ mới

- Tinh thần Thơ mới - sự khẳng định và vận động của “cái tôi”

- Hướng giải quyết bi kịch

2. Giá trị nội dung

- Những lập luận của bài viết luôn có sức thuyết phục cao vì nó gắn chặt chẽ với những nhận định, những luận điểm có tính khái quát với những ví dụ có tính minh chứng cụ thể, đa dạng, giàu sức thuyết phục.

- Bài viết có tầm nhìn bao quát về “cái tôi”, “cái ta”, có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử chứ không nhìn nhận vấn đề một cách đơn giản một chiều.

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Với sự hiểu biết văn học phong phú, sâu sắc, với thái độ cảm thông, trân trọng những sáng tạo nghệ thuật và với thẩm thức nghệ thuật tinh tế và cách viết tươi mát, nhẹ nhàng mà có chiều sâu, Hoài Thanh được coi như một cây bút phê bình văn học có uy tín, đã góp phần đáng kể vào sự trưởng thành của ngành phê bình văn học Việt Nam ở cả hai thời kì: Trước và sau Cách mạng.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021