logo

Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 12 siêu ngắn sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn


Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ siêu ngắn - Bản 1


Hướng dẫn soạn bài

- Mấy ý nghĩ về thơ là bài viết trình bày các quan niệm của Nguyễn Đình Thi về thơ

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Nguyễn Đình Thi lí giải đặc trưng cơ bản của thơ là biểu hiện tâm hồn con người:

  + Điều đó được khẳng đinh qua câu hỏi tu từ mang tính khẳng định: “ Đầu mối của thơ ca có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?”.

  + Trước khi có thơ tâm hồn con người phải có những “rung động thơ”, sau đó mới “làm thơ”.

  + Thơ với con người có sự tác động qua lại lẫn nhau, làm thơ là một cách bộc lộ tâm lí, trạng thái, tình cảm con người.

  + thơ là phương tiện biểu hiện của tâm hồn

Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Hình ảnh thơ: là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy.

- Tư tưởng trong thơ: là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống, nằm ngay trong cảm xúc, tình tự.

- Cảm xúc trong thơ: là phần xương thịt hơn cả đời sống tâm hồn, dính liền với sự suy nghĩ

- Cái thực trong thơ là những hình ảnh sống có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Sự khác biệt :

  + Ngôn ngữ khác: trong truyện, kí – ngôn ngữ kể chuyện; trong tác phẩm kịch – ngôn ngữ đối thoại.

  + Ngôn ngữ thơ: sự kết hợp của nhịp điệu, hình ảnh, cảm xúc tạo nên sự nên sự ngân vang mãi gây xúc động trong tâm hồn.

- Quan niệm về thơ tự do và thơ không vần: không có thơ tự do, thơ có vần hay thơ không vần, mà chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ …

→ Quan niệm đúng đắn và tiến bộ

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi:

  + Phong cách: chính luận – trữ tình, nghị luận kết hợp với các yếu tố tùy bút, lí luận gắn với thực tiễn.

  + Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

- Vận dụng các thao tác lập luận, so sánh, phân tích, bác bỏ,...

  + Từ ngữ giàu có, ngôn ngữ chọn lọc được vận dụng linh hoạt, sáng tạo

  + Cách viết có hình ảnh, chân thực, độc đáo gợi nhiều liên tưởng

Câu 5 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay vẫn còn nguyên giá trị

- Lí do:

  + Sáng tác thơ ca và thưởng thức thơ là những hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ, bất kì thời đại nào con người cũng có nhu cầu thể hiện tư tưởng.

  + Dẫu quan niệm về thơ có đổi mới về một số mặt thi pháp nhưng luận điểm cơ bản trên đây vẫn còn giữ nguyên giá trị.

  + Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca.


Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ siêu ngắn - Bản 2

Câu 1 (trang 60, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Nguyễn Đính Thi đã lí giải về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện ở tâm hồn con người là:

   - Người sáng tác phải có cảm xúc, phải có rung động thì mới có thể sáng tác được thơ

   - Lời thơ “làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc”

   - Nhân vật trữ tình: nếu truyện khám phá nhân vật ở ngoại hình, số phận, tính cách,... thì nhân vật trong thơ được khám phá bởi những tâm trạng, những cung bậc cảm xúc khác nhau.

   - Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc

Câu 2 (trang 60, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Những đặc trưng khác của thơ được tác giả giới thiệu:

   - Hình ảnh thơ: hình ảnh thực, có sực lôi cuốn và hấp dẫn người đọc được nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc một trạng thái nào đấy.

   - Ngôn ngữ thơ: tả thực, ngoài gọi tên còn phải có sức gợi, sức lan tỏa.

   - Nhạc điệu thơ: thể hiện ở cách ngắt nhịp, cách phối thanh, cách hiệp vần; đồng thời, đó còn là thứ nhạc điệu của hình ảnh, của tình ý, nhạc của tâm hồn

   - Đường đi của thơ: con đường đưa thẳng vào tình cảm – thơ trực tiếp tác động vào tình cảm, cảm xúc của con người.

Câu 3 (trang 60. Sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Theo Nguyễn Đình Thi, ngôn ngữ thơ đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác ở chỗ: ngôn ngữ thơ có nhịp điệu, có sức gợi tỏa sâu sắc, có nhạc tính.

- Quan niệm của Nguyễn Đình Thi về vấn đề thơ tự do, thơ không vần:

   + Không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần, chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và không hay, thơ và không thơ.

   + Mỗi thể thơ có một khả năng và một thứ nhịp điệu của riêng nó, biến đổi phù hợp với những thời kì lớn của lịch sử.

Câu 4 (trang 60, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong cách lập luận:

   - Bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng

   - Cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực

   - Sử dụng câu văn giàu hình ảnh, giàu sức gợi.

Câu 5 (trang 60, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Quan niêm về thơ của Nguyễn Đình Thi đến nay vẫn còn có giá trị. Vì:

   - Bài viết đã nêu lên những nét đặc trưng cơ bản của thơ và không bị biến đổi nhiều theo thời gian

   - Thơ ca vẫn có sức sống đến ngày hôm nay

   - Con người luôn có khao khát thể hiện và tìm kiếm cảm xúc của mình qua những vần thơ.


Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ siêu ngắn - Bản 3

Câu 1 (trang 60 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Nguyễn Đình Thi lí giải về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người:

- Đặt vấn đề bằng một câu hỏi tu từ mang tính khẳng định: Đầu mối của thơ… chăng?

- Lí giải bằng lộ trình làm thơ: từ rung động thơ (tâm hồn ra khỏi tình trạng bình thường, tự soi vào nó, ở trong rung động khác thường) xuất hiện do va chạm với thế giới bên ngoài.

=> Làm thơ, dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời để thể hiện tâm trạng khác thường.

=> Truyền cảm hứng cho người đọc, nhận được sự cộng hưởng, cộng cảm.

Câu 2 (trang 60 SGK Ngữ văn 12, tập 1) 

Tác giả giới thiệu về các yếu tố đặc trưng khác của thơ như sau:

- Hình ảnh: phải là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống/một trạng thái nào đó, đụng chạm với hành động hàng ngày… kết nên một bó sáng, đó là hình ảnh thơ.

- Tư tưởng: nằm ngay trong cảm xúc, gắn liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống.

- Cảm xúc: là yếu tố quan trọng nhất để có thơ, cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn.

- Cái thực: là tìm được những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc, là sự thành thực của ý nghĩ, tình cảm đang diễn ra trong lòng.

Câu 3 (trang 60 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Bàn về ngôn ngữ thơ: 

- Theo tác giả, so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác thì ngôn ngữ thơ đặc biệt vì:

+ Ngoài giá trị ý niệm, biểu đạt ý nghĩa khách quan thì ngôn ngữ thơ có sức biểu cảm, sức gợi kì diệu, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ.

+ Điều đó có trong nhịp điệu của thơ, nhịp điệu đến từ lời thơ và đến từ hình ảnh, tình ý, cảm xúc.

- Về thơ tự do, thơ không vần, tác giả cho rằng không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần mà chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ.

=> Điều quan trọng là thơ phải nói lên được những tình cảm, tư tưởng mới của thời đại, diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay.

Câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Nghệ thuật đặc sắc của bài tiểu luận: 

- Văn phong gần gũi, thân tình, chia sẻ tâm huyết, quan niệm và tình cảm chân thành với những người đồng nghiệp về thơ ca.

- Nghệ thuật lập luận hấp dẫn: hệ thống luận điểm chặt chẽ tiến bộ, trải nghiệm sâu sắc, tư duy sắc bén, hình ảnh sống động, từ ngữ sắc sảo, dẫn chứng giàu sức lay động.

- Kết hợp nhuần nhuyễn chính luận và trữ tình, nhiều câu nhiều đoạn mềm mại, giàu chất thơ.

Câu 5 (trang 60 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn còn giá trị đến ngày nay vì:

- Sự đúng đắn trong nội dung tư tưởng.

- Sự hấp dẫn trong nghệ thuật biểu đạt (tiểu luận vẫn còn giá trị thời sự, tính khoa học đúng đắn, sự lí giải hấp dẫn, đi vào bản chất của thơ và làm mối quan hệ chặt chẽ của thơ với cuộc sống).

Câu 6 (trang 60 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Bố cục: 2 phần 

- Đoạn 1: Từ đầu đến "...xung quanh ngọn lửa" : Đặc trưng cơ bản nhất của thơ.

- Đoạn 2: Còn lại: Những đặc điểm khác của thơ.

Nội dung chính

Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn còn giá trị đến ngày nay vì sự đúng đắn trong nội dung tư tưởng, sự hấp dẫn trong nghệ thuật biểu đạt. Tiểu luận vẫn còn giá trị thời sự, tính khoa học đúng đắn, đi vào bản chất của thơ và làm mối quan hệ chặt chẽ của thơ với cuộc sống.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác