logo

Soạn bài: Luyện tập. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (siêu ngắn)


Soạn bài: Luyện tập. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận


I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Đề bài: "Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh".

Dàn bài:

A. Mở bài: 

Nêu vấn đề về lợi ích của việc tham quan

B.Thân bài: 

+ Tham quan du lịch giúp rèn luyện cơ thể ngày một khỏe mạnh và dẻo dai hơn

+Tham quan du lịch giúp thư giãn tinh thần, tạo những niềm vui mới sau những giờ học căng thẳng

+ Tham quan du lịch giúp kết nối thêm nhiều bạn bè mới

+ Tham quan du lịch bồi đắp cho học sinh những hiểu biết thực tiễn, hiểu rõ bản chất vấn đề

+ Tham quan du lịch nuôi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan

C.Kết bài: 

Khẳng định lại vai trò của tham quan đối với việc học của học sinh


II. TRẢ LỜI CÂU HỎI LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

Câu 1 (trang 109 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2):

Cách sắp xếp các luận điểm trên là chưa thực sự hợp lí.

Cần sắp xếp lại như sau: c - b - a - d - e.

Câu 2 (trang 109 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2):

Các gợi ý có trong đoạn là:

+ Từ ngữ biểu cảm: Biết bao

+ Sự vui vẻ, khoan khoái khi đi bộ

+ Các câu cảm thán thể hiện niềm vui

+Luận điểm ấy gợi ra những niềm vui, sự hứng khởi khi nghĩ về những chuyến đi tham quan

+ Đoạn văn nghị luận trên đã thể hiện khá đầy đủ được cảm xúc đó

Có thể tham khảo

 Diệu kỳ thay những chuyến tham quan du lịch mang lại cho chúng ta biết bao nhiêu những niềm vui đẹp đẽ. Các bạn còn nhớ không cái lần mà cả lớp chúng mình cùng ngắm nhìn cảnh quan vịnh Hạ Long. Hôm ấy, cả tôi và các bạn đều reo hò hạnh phúc khi kết thúc chặng đường dài lại được nhìn ngắm nhìn cảnh quan trù phú và tươi đẹp trước mắt, thật rộng lớn và hùng vĩ, mênh mông và xinh đẹp. ai trong các bạn còn nhớ hình ảnh bạn Lệ Quyên trên chuyến xe còn u sầu buồn bã vì cô giáo phê bình hôm trước nhưng khi thấy cảnh đẹp ấy, nét mặt của bạn dần rạng rỡ và hạnh phúc biết bao. Thật diệu kỳ, chính thiên nhiên đã mang lại phép màu cho tâm hồn con người. Một nỗi vui sướng lan tỏa mà có lẽ nếu không được tới đó chúng ta cũng chỉ quẩn quanh trong chốn sách vở, trường học với những áp lực, căng thẳng mà thôi.

Câu 3 (trang 110 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2):

-Vấn đề nghị luận: Qua các bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh ...đã cho thấy tình cảm thiết tha của các thi nhân với thiên nhiên, đất nước mình.

- Luận điểm chính:

   + Cảnh thiên nhiên trong thơ vừa xinh đẹp, vừa thơ mộng

   + Cảnh thiên nhiên trong thơ thấm đượm tâm trạng

   + Cảnh thiên nhiên gắn với khát khao tự do, yên bình cho quê hương

  + Cảnh thiên nhiên gắn với nỗi nhớ thương

  +Tình yêu thiên nhiên gắn bó với tình yêu đất nước, quê hương

- Yếu tố biểu cảm: bâng khuâng thiết tha; da diết; nhớ thương; đồng cảm…..

- Sử dụng yếu tố biểu cảm trong cả ba phần mở bài, thân bài và kết bài

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác

/* */ /* */
/*
*/