logo

Soạn bài: Hồi trống Cổ Thành (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Hồi trống Cổ Thành ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 10 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.


Soạn bài: Hồi trống Cổ Thành


Bố cục:

- Đoạn 1: (từ đầu đến... bảo Trương Phi ra đón hai chị):

+ Giới thiệu chung về nhân vật và hoàn cảnh truyện

+ Giới thiệu nhân vật, sự việc, hoàn cảnh trong câu chuyện.

- Đoạn 2: (từ Trương Phi từ khi... đến... Không phải quân mã là gì kia): Trương Phi hiểu nhầm Quan Công

- Đoạn 3: (từ Quan Công ngoảnh lại... đến... Thừa tướng đến bắt mày): Sái Dương tới trả thù Quan Công

- Đoạn 4: (phần còn lại): Quan Công chém Sái Dương, Trương Phi và Quan Công nhận nhau


Tóm tắt

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai

Tóm tắt 2

Ba anh em kết nghĩa Lưu – Quan –Trương, sau khi thất thủ tại Từ Châu thì chia ra phiêu bạt mỗi người một hướng. Quan Vũ thua thế, đành phải tạm náu dưới trướng Tào Tháo với điều kiện hàng Hán chứ không hàng Tào, đợi biết tin anh là sẽ đi ngay. Tào Tháo thu phục Quan Vũ bằng nhiều cách nhưng Quan Vũ luôn kiên định “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”, kiên quyết không hàng Tào. Ngay khi biết tin Lưu Bị đang ở với Vân Thiệu, Quan Công bỏ đi, vượt qua năm ải, chém sáu tướng Tào cản đường, hộ tống hai chị dâu trở về. Trên đường trở lại, Quan Công gặp  Trương Phi ở Cổ Thành. Trái với sự mừng rỡ của Quan Công, Trương Phi hiểu nhầm Quan Công hàng Tào, phản bội anh em, toan đem quân ra của Bắc “hỏi tội” Vân Trường. Mặc cho lời can ngăn của hai chị dâu, Trương Phi vẫn khăng khăng tiến tới toan chém Quan Công. Trương Phi càng trở nên nóng nảy hơn khi thấy quân Sái Dương tìm đến. Để làm rõ đúng sai, Trương Phi thách thức Quan Công chém rơi đầu Sái Dương trong ba hồi trống. Chỉ sau một hồi trống Sái Dương đã bị Quan Công chém, nghe tên lính cầm cờ hiệu kể lại việc Sái Dương theo Quan Công để trả thù việc ông giết Tần Kì, lúc này Trương Phi mới thực sự tin tưởng anh, mời hai chị dâu vào thành, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường.


Hướng dẫn học bài

Câu 1 

- Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công bởi Trương Phi nghĩ Quan Công là kẻ phản bội anh em, theo Tào Tháo

- Thêm nữa câu hỏi "Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?" của Quan Công khiến Trương Phi cảm thấy tình nghĩa huynh đệ bấy lâu nay như bị xúc phạm

⇒ Hành động nóng nảy của Trương Phi xuất phát từ tính cách vốn có phần nóng nảy của ông, đồng thời cũng là từ sự cương trực, coi trọng tình nghĩa huynh đệ của ông, không chấp nhận bất kì sự phản bội nào

Câu 2

Có thể đặt nhan đề cho đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành (tiếng trống được Trương Phi gióng lên ở Cổ Thành) bởi vì: Tiếng trống là chi tiết đặc biệt quan trọng giải quyết mâu thuẫn, hiểu nhầm giữa Trương Phi và Quan Công. Tiếng trống Cổ Thành vang lên như thâu tóm linh hồn của toàn bộ đoạn trích, là hồi trống khiêu chiến với Sái Dương, hồi trống trả lại sự trong sạch cho Quan Công, giúp anh em nhận ra nhau.

Câu 3 

Em đồng ý với ý kiến trên. Bởi Trương Phi tuy tính tình nóng nảy nhưng cũng là người cương trực khảng khái và coi trọng tình nghĩa huynh đệ, do đó, sự nóng nảy đó còn xuất phát từ việc muốn rõ ràng đúng sai, không chỉ là tính cách nóng nảy gàn dở

Câu 4 

Có thể nói nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt mất đi ý vị Tam quốc là bởi:

+ Ý vị Tam quốc nằm ở những màn giao đấu kịch tính  giữa các bên tham chiến, do đó nếu không có hồi trống đó, cuộc chiến giữa Sái Dương và Quan Công không được diễn ra sẽ làm mất đi “ý vị Tam Quốc”

+ Bên cạnh đó, Tam quốc còn ấn tượng bởi sự khảng khái, nghĩa khí và tình nghĩa anh em của các nhân vật anh hùng trong truyện, do đó nếu không có hồi trống ấy thì vẻ đẹp của nhân vật sẽ không được thể hiện ra, câu chuyện sẽ rơi vào đơn thuần, tẻ nhạt.


Luyện tập

Câu 1 (trang 79 sgk Văn 10 Tập 2)

Ba anh em kết nghĩa Lưu – Quan –Trương, sau khi thất thủ tại Từ Châu thì chia ra phiêu bạt mỗi người một hướng. Quan Vũ thua thế, đành phải tạm náu dưới trướng Tào Tháo với điều kiện hàng Hán chứ không hàng Tào, đợi biết tin anh là sẽ đi ngay. Tào Tháo thu phục Quan Vũ bằng nhiều cách nhưng Quan Vũ luôn kiên định “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”, kiên quyết không hàng Tào. Ngay khi biết tin Lưu Bị đang ở với Vân Thiệu, Quan Công bỏ đi, vượt qua năm ải, chém sáu tướng Tào cản đường, hộ tống hai chị dâu trở về. Trên đường trở về, Quan Công gặp lại Trương Phi ở Cổ Thành. Trái với sự mừng rỡ của Quan Công, Trương Phi hiểu nhầm Quan Công hàng Tào, phản bội anh em, toan đem quân ra của Bắc “hỏi tội” Vân Trường. Mặc cho lời can ngăn của hai chị dâu, Trương Phi vẫn khăng khăng tiến tới toan chém Quan Công. Trương Phi càng trở nên nóng nảy hơn khi thấy quân Sái Dương tìm đến. Để làm rõ đúng sai, Trương Phi thách thức Quan Công chém rơi đầu Sái Dương trong ba hồi trống. Chỉ sau một hồi trống Sái Dương đã bị Quan Công chém, nghe tên lính cầm cờ hiệu kể lại việc Sái Dương theo Quan Công để trả thù việc ông giết Tần Kì, lúc này Trương Phi mới thực sự tin tưởng anh, mời hai chị dâu vào thành, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường.

Câu 2 (trang 79 sgk Văn 10 Tập 2)

Những chi tiết thể hiện tính cách Trương Phi:

+ Khi nghe tin Tôn Càn nói Quan Công đưa hai chị dâu đến, "Trương Phi không nói không rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc" hỏi tội Quan Công.

+ Khi Quan Công mừng rỡ, tế ngựa lại đón thì Trương Phi "mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công".

+ Mặc cho lời phân bua của anh, Trương Phi vẫn xưng hô lạnh lùng “mày-tao” gọi Vân Trường là "thằng phụ nghĩa".

+ Khi hai chị dâu ra sức khuyên bảo Trương Phi, bênh Quan Công, Trương Phi vẫn khẳng định “Hai chị bị lừa dối đấy... Có lẽ đâu trượng phu lại thờ hai chủ?”

⇒ Các chi tiết cho thấy Trương Phi là người có tính cách nóng nảy, hung hãn.

Câu 3 (trang 79 sgk Văn 10 Tập 2)

Trương Phi và Quan Công có tính cách trái ngược nhau:

+ Trương Phi nóng nảy, vội vàng và có phần hung hãn (múa xà mâu toan đâm Quan Công)

+ Quan Công bình tĩnh, kiên nhẫn giải thích, khiêm nhường để phân bua với em.

⇒ Tuy vậy ở cả 2 nhân vật đều mang vẻ đẹp trung nghĩa, cương trực, coi trọng tình cảm huynh đệ.


Nhận xét - Ý nghĩa

Học sinh nhận ra được vẻ đẹp phẩm chất  của nhân vật chính và khả năng kể chuyện tài tình của tác giả.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác