logo

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành nâng cao

Gợi ý Soạn bài Hồi trống Cổ Thành nâng cao hay nhất. Tuyển tập Soạn ngữ văn 10 nâng cao ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ.

Cùng đến ngay với bài soạn Hồi trống Cổ Thành nâng cao dưới đây cùng Top lời giải nhé:


Hướng dẫn Soạn bài Hồi trống Cổ Thành ngữ văn 10 nâng cao

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành nâng cao 

Câu 1: Căn cứ vào mục 2 phần Tiểu dẫn, hãy nêu lên những tình tiết quan trọng diễn ra ngay trước đoạn trích rồi tóm tắt câu chuyện diễn ra trong đoạn trích.

Gợi ý:

  • Những tình tiết quan trọng diễn ra ngay trước đoạn trích:

    • Nhóm Lưu Bị mượn cớ đi đánh Viên Thuật và ở luôn lại Từ Châu.

    • Tào Tháo kéo quân về Từ Châu diệt Lưu Bị.

    • Lưu Bị và Trương Bị chạy trốn được, còn Quan Vũ và hai người vợ của Lưu Bị bị quân Tào bắt được.

    • Quan Vũ và hai người vợ của Lưu Bị đi tìm Lưu Bi, đang trên đường đi thì tới được Cổ Thành và gặp Trương Phi tại đây. 

Câu 2: Câu nói nào của Quan Công đã làm cho Trương Phi bừng bừng nổi giận? Vì sao?

Gợi ý:

  • Câu nói "Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?" của Quan Công đã làm cho Trương Phi bừng bừng nổi giận. Vì Trương Phi cho rằng Quan Công đã bội nghĩa đầu hàng quân Tào và được phong hầu tứ tước.

Câu 3: Tại sao đoạn trích lại được đặt tên là Hồi trống Cổ Thành? Hồi trống ở đây có gì khác so với những hồi trống trận mà anh (chị) đã học, đã thấy trong truyện cổ, phim ảnh Trung Quốc? Nhờ đâu chỉ với một hổi trống, Quan Công đã thực hiện được đòi hỏi ngặt nghèo của Trương Phi?

Gợi ý:

  • Chữ “hồi” trong nhan đề đoạn trích (do người biên soạn đặt) có nghĩa là hồi trống (danh từ). Đây là hồi trống do Trương Phi gióng lên như một chi tiết có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo. Đây trước hết cũng là hồi trống trận như tất cả những hồi trống trận thông thường khác, nhưng có điều là người đánh trống không phải thuộc quân bên này hay quân bên kia, và hơn nữa, mục đích của hổi trống cũng không phải chỉ thúc giục kẻ giao chiến. Có thể thấy, hồi trống như trút hết tất cả tâm trạng đang đầy mâu thuẫn, sự xúc động, căng thẳng đến tột cùng của Trương võ tướng, từ sau ngày anh em thất trận, bặt vô âm tín, cho đến nỗi oán hận vì nghe tin thất thiệt về Quan Công, những hi vọng được gặp lại nhau, và những thất vọng vì hiểu nhầm về nhau... tất cả những tâm trạng ấy như đã được dổn nén để bây giờ vang lên, bùng nổ ra trong hồi trống cổ thành. Cho nên. ta như nghe thấy trong hồi trống ấy có cả tiếng khóc, tiếng cười, tiếng eám thét vì giận dữ của Trương Phi. Nó như một khúc ca, ca ngợi tấm lòng trượng nghĩa, tình huynh đệ bất diệt giữa những người anh em kết nghĩa vườn đào.

  • Quan Công đã thực hiện được đòi hỏi ngặt nghèo của Trương Phi vì muốn nhanh chóng giải được nỗi oan của lòng mình với người huynh đệ.

Câu 4: Hãy phân tích tính cách của nhân vật Trương Phi và Quan Công được thể hiện qua đoạn trích. Những biện pháp nào được dùng để khắc họa tính cách nhân vật Trương Phi?

Gợi ý:

  • Trương Phi là người cương trực, tính tình nóng nảy, cương trực, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng. Nhưng quan trọng hơn cả, Trương Phi là người trọng nghĩa khí, quý tình anh em.

  • Quan Công là người trung nghĩa, khiêm nhường tài trí và sự dũng mãnh.

  • Những biện pháp được dùng để khắc họa tính cách nhân vật Trương Phi: 

    • Tạo hai cách miêu tả ngược nhau: một Trương Phi nóng nảy, cương trực, đàng hoàng,... luôn đòi chém đầu Vân Trường để trả thù kẻ phản bội, ngược với Trương Phi hồn hậu, giàu tình cảm khi nhận ra sự thật, nước mắt chảy ròng và quỳ lạy nghĩa huynh. Hai mặt mâu thuẫn ấy của tính cách làm cho câu chuyện có kịch tính nhưng rất hợp lí và sinh động.

    • Phương pháp miêu tả thái cực: các nét tính cách đều được đẩy đến mức tuyệt đối, cực đoan - Trương Phi nóng nảy hết mức, nhưng cũng rất giàu tình cảm.

    • Miêu tả gián tiếp qua hồi trống: Hồi trống cổ thành trở nên xúc động lòng người vì nó dồn hết tình cảm, tâm trạng của Trương Phi với biết bao hờn giận vì hiểu lầm, sự xót xa vì thất tán, cùng tình nghĩa thuỷ chung thắm thiết của ba anh em kết nghĩa vườn đào...

Câu 5: Có thể xem Cổ Thành là " cửa ải thứ sáu" không? "Vật chướng ngại" ở đây là gì? Vì sao từ một hiểu lầm cá nhân, tác giả đã đặt ra và giải quyết hoàn hảo một vấn đề hệ trọng và có ý nghĩa phổ biến? Đó là vấn đề gì?

Gợi ý:

  • Có thể xem Cổ Thành là " cửa ải thứ sáu" và Trương Phi là một chướng ngại vật mà Quan Công cần vượt qua để chứng minh sự trong sạch của mình.

Câu 6: Đoạn trích có khá nhiều tình tiết bất ngờ thú vị. Hãy chỉ ra vài tình tiết tiêu biểu và phân tích tính hợp lí cũng như ý nghĩa của các tình tiết ấy. (Nên tập trung phân tích chi tiết Sái Dương xuất hiện và chi tiết Trương Phi khóc)

>> Xem thêm: Soạn bài Hồi trống Cổ Thành ngắn gọn nhất

Sau khi đã cùng Top lời giải trả lời các câu hỏi bài Hồi trống Cổ Thành trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao, mời các bạn tham khảo bài văn mẫu phân tích bài Hồi trống Cổ Thành sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về tác phẩm nhé


Bài văn phân tích tác phẩm "Hồi trống Cổ Thành" chương trình nâng cao

      La Quán Trung là một nhà văn lớn của nền văn học Trung Quốc, tên tuổi của ông gắn liền với những tác phẩm mang tính dã sử, nổi bật nhất phải kể đến Tam quốc diễn nghĩa. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử đồ sộ và có giá trị nhất của nền văn học Trung Quốc. Đoạn trích Hồi trống cổ thành cũng là một đoạn trích tiêu biểu thể hiện được tài năng và tầm vóc tư tưởng của nhà văn La Quán Trung.

      Đoạn trích Hồi trống cổ thành thuộc hồi thứ hai mươi tám của tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, trong đoạn trích này tác giả đã miêu tả cuộc hội ngộ của hai người anh em Quan Công và Trương Phi trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Thông qua việc xây dựng nên một tình huống đầy hấp dẫn, tác giả La Quán Trung đã thể hiện được tình huynh đệ cũng như những biểu hiện của lòng tín nghĩa. Trước tiên, La Quán Trung đã đi khắc họa nhân vật Trương Phi. Trương Phi là một trong những vị tướng đắc lực dưới trướng của Lưu Bị, nhân vật này hiện lên với vóc dáng cao lớn “… cao tám thước, đầu cáo mắt tròn, râu hùm hàm én…”. Trương Phi có tính cách bộc trực, nóng nảy. Tuy là một vị tướng mưu lược nhưng trong nhiều trường hợp nhất định thì Trương Phi lại trở nên thô lỗ, không biết suy tính trước sau.

      Nhân vật Trương Phi là đại diện của chữ Trung, là một con người có bản lĩnh cứng cỏi, thẳng thắn, thà chết chứ không chịu khuất phục, luồn cúi dưới trướng của kẻ thù, đặc biệt Trương Phi căm ghét sự phản bội, đây cũng chính là nguyên nhân của những hành động nóng nảy của Trương Phi với Quan Công khi nghi ngờ Quan Công đã phản bội lại tình nghĩa huynh đệ để theo Tào Tháo. Vốn có những hiềm khích, hiểu lầm nên cuộc hội ngộ của an hem Quan Công và Trương Phi cũng thật đặc biệt, đó không lại sự sum họp trong sự vui mừng, nồng nhiệt đón tiếp mà là một trận giao chiến đầy căng thẳng. Để thoát khỏi sự kiểm soát của Tào Tháo, Quan Công đã phải mở con đường máu đưa hai chị dâu chạy trốn, sau đó gặp Trương Phi.

      Quan Công những tưởng giây phút huynh đệ hội ngộ sẽ vô cùng cảm động và vui mừng mà không thể ngờ được Trương Phi lại đón tiếp mình bằng gương mặt đỏ bừng tức giận, hành động quyết dồn mình vào con đường chết. Trước những hành động của Trương Phi, Quan Công không thể hiểu vì sao người anh em thân thiết lại đối xử với mình như vậy. Là một con người tỉnh táo, thức thời nên dù bị Trương Phi tấn công quyết liệt cùng cách xưng hô mày- tao đầy xa lạ thì Quan Công vẫn xưng huynh- đệ và cố dò hỏi nguyên nhân vì sao Trương Phi lại có những hành động như vậy. Qua những lời nói và hành động của Quan công, ta có thể thấy được ở con người này một sự nhẫn nại, một con người biết lí lẽ, phân tích tình tình hình dù trong tình thế căng thẳng nhất.

      Sau khi đã biết được nguyên nhân khiến cho TRương Phi tức giận và có những hành động nông nổi là do hiểu lầm mình phản bội lại tình nghĩa huynh đệ, đi theo Tào. Quan Công đã rất bình tĩnh để giải thích cho Trương Phi hiểu nhưng dù có nói như thế nào thì Trương Phi cũng không tin. Cuối cùng, tình thế bị đẩy lên căng thẳng nhất khi Sái Dương đuổi tới chân thành, sự nghi ngờ ở Trương Phi ngày càng dâng cao. Cuối cùng, Trương Phi đã đưa ra một thử thách để chứng minh sự trong sạch của Quan Công, đó chính là trong thời gian của ba hồi trống thì Quan Công phải chém đầu Sái Dương.

      Trước lời thách thức của Trương Phi, Quan Công đã chấp nhận, khi tiếng trống đầu tiên vang lên thì ngay lập tức Quan Công đã lao vào Sái Dương, bằng bản lĩnh và võ nghệ của một vị tướng tài ba, trong ba hồi trống mà Trương Phi đánh lên thì Quan Công đã chém được đầu của Sái dương. Về phía của Trương Phi, sau khi Quan Công đã hoàn thành xong thử thách thì vẫn chưa tin tưởng hoàn toàn, trong lòng vẫn chưa thể gỡ bỏ hết được những nghi ngờ. Cuối cùng, trước những lời kể của ai chị dâu và một tên lính thì Trương Phi đã hiểu ra sự việc, sự hối hận tột cùng khiến cho Trương Phi quỳ rạp xuống van khóc, xin lỗi người anh em của mình về những hành động nông nổi.

      Như vậy, chúng ta có thể thấy, tên nhan đề của đoạn trích này chẳng phải ngẫu nhiên mà được đặt là Hồi trống cổ thành, đó là tiếng trống minh oan,tiếng trống hóa giải những hiểu lầm của hai anh em Quan Công và Trương Phi:

“Chém Sái Dương anh em hòa giải

Hồi cổ thành tôi chúa đoàn viên”

      Qua đoạn trích Hồi trống cổ thành ta có thể thấy rõ nét tính cách của từng nhân vật, đồng thời đoạn trích cũng hướng đến ca ngợi tình anh em gắn bó, dù trải qua những khó khăn thì cũng sẽ có ngày đoàn tụ.

Như vậy, Top lời giải đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Hồi trống Cổ Thành nâng cao, hi vọng qua bài soạn này các bạn đã nắm được nội dung của tác phẩm, qua đó có thêm kiến thức cơ bản để học tốt bộ môn Ngữ văn 10 nâng cao. Đừng quên xem thêm các bài Văn mẫu 10 hay nhất của Top lời giải nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 19/03/2021