logo

Soạn bài: Hội thoại (chi tiết)


 Soạn Văn 8: Hội thoại


I. Vai xã hội trong hội thoại

1. Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại là cô-cháu

- Người cô bé Hồng ở vai trên

- Chú bé Hồng ở vai dưới.

2. Cách xử xự của người cô đáng chê trách:

- Sử dụng những lời lẽ cay độc để xỉa xói đâm thẳng vào nỗi đau của người cháu, cố tình khiến cho nó phải đau lòng

- Đứa bé uất giận đến bật khóc, xúc động tuôn trào nhưng người cô vẫn không ngừng nói lời cay độc mà cố nói tiếp.

3. Những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép:

      + Cúi đầu không đáp

      + Cười đáp lại cô

      + Im lặng, cúi đầu xuống đất

      + Cười dài trong tiếng khóc

      + Hỏi lại cô, trả lời cô lễ phép

- Vì chú bé Hồng là một cậu bé ngoan ngoãn và hiếu thảo, nên dù có bất bình với người cô nhưng chú vẫn giữ được thái độ điềm đạm bình tĩnh, vẻ ngoan hiền lễ phép của một đứa cháu trước cô mình bởi cậu hiểu được thân phận của mình là vai dưới, một người cháu, phải tôn trọng người lớn hơn mình.


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 94 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền:

- Nghiêm khắc khi chỉ ra lỗi lầm, phê phán trực tiếp thẳng thắn trước sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ:

      + “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.”

      + “Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức,..”

- Nghiêm khắc phê phán lối sống cầu an hưởng lạc của một số vị tướng:

+ …lấy việc chọi gà để mua vui, đánh bạc làm tiêu khiển, vui rượu ngon mê tiếng hát,… Những “cựa gà không thể chọc thủng áo giáp giặc, mẹo cờ bạc không thể làm mưu lược nhà binh” Trần Quốc Tuấn trực tiếp nêu ra những thú vui chơi chỉ biết giữ lấy mình  mà quên đi nhiệm vụ của một người lính.

- Nghiêm khắc cảnh cáo: “Nhược bàng kinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta tức là kẻ nghịch thù”.

- Khoan dung, khuyên bảo tướng sĩ chân tình:

      + “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc,..”

      + “Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung,..”

Câu 2 (trang 94 Ngữ Văn 8 Tập 2)

a. Vai xã hội của 2 nhân vật:

- Lão Hạc: một người lớn tuổi nhưng lại có địa vị thấp trong xã hội.

- Ông giáo địa vị xã hội cao nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc

b. Thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc được thể hiện qua việc ông giáo mời lão Hạc ở lại ăn khoai, hút điếu thuốc lào: cụ hãy cứ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Mặc dù là một người tri thức thuộc tầng lớp xã hội cao hơn lão Hạc nhưng ông giáo luôn coi mình là một thân phận dưới thấp bé trước lão hạc vì ông tôn trọng, kính mến lão như một người bạn chân tình.

c. Những chi tiết thể hiện được thái độ của lão Hạc với ông giáo:

- Coi trọng thân thiết như những người đồng trang: “Đối với chúng mình thì cứ như thế là sung sướng”.

- Tôn trọng quý mến vì biết ông giáo là người có học, còn mình thì địa vị thấp kém trong xã hội.

      + Ông giáo dạy thế là phải.

      + Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác.

=> Coi như một người bạn tri kỷ sẵn sàng sang nhà ông giáo để chia sẻ bầu bạn.

Câu 3 (trang 95 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Ví dụ được thể hiện như đoạn đầu của bài trích “Tức nước vỡ bờ”. Vai vế xã hội và thái độ của mọi người được thể hiện qua các lời nói của nhân vật chị Dậu, Cai Lệ, người nhà lí trưởng,..

- Vai xã hội

      + Cai Lệ đại diện cho tầng lớp thống trị

      + Chị Dậu là người nông dân, lại đang thiếu nợ

- Đối xử và thái độ của họ với nhau

      + Chị Dậu ban đầu tôn trọng gọi Cai Lệ bằng "ông" xưng "nhà cháu"

      + Cai Lệ xưng "ông", gọi chị Dậu bằng "mày"

      + Chị Dậu quỳ xuống khúm núm van xin Cai Lệ, mặt khác hắn lại ngỗng ngược hống hách quát to vun vút gõ đầu rơi xuống đất quát mắng, đe dọa, thậm chí còn đánh cả chị Dậu.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác