logo

Soạn bài: Hầu trời (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 11 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Hầu trời ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Khái quát tác phẩm Hầu trời 

Soạn bài Hầu trời ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Hầu trời


Câu 1

Thời gian diễn ra sự việc là vào “đêm qua”, trong một không gian tĩnh lặng, yên tĩnh. Điệp từ “thật” được lặp đi lặp lại 3 lần trong câu thơ cảm thán “Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể.” Bộc lộ cảm xúc bất ngờ, bàng hoàng trước việc xảy ra.

Khổ thơ như lời mào đầu, sơ lược về giấc mơ được lên cõi tiên.

Cách vào đề tự nhiên, gần gũi, gây hứng thú cho người đọc, gợi lên trí tò mò. Đây là cách vào đề vừa tự nhiên, lại vừa lôi cuốn, hấp dẫn.


Câu 2 

Khi gặp trời, tác giả hào hứng đọc thơ cho trời nghe. Ông đọc chi tiết, tường tận về các tác phẩm của mình với thái độ hào hứng.

Trước tài năng của tác giả, chư tiên bày tỏ thái độ thán phục, ngợi ca, còn Trời thì không tiếc dành những lời khen nhiệt thành.

Bằng giọng thơ hóm hỉnh, có phần tự đắc nhưng cũng là tự hào, đoạn thơ bộc lộ tài năng xuất chúng của tác giả, nó cũng thể hiện sâu sắc cái tôi, cái chơi ngông của ông. Ông tự ý thức được tài năng của mình, mong muốn, khát khao được bộc lộ tài năng. Nhưng đáng tiếc thay ở nhân gian, không có ai hiểu hết được thơ ca của ông, coi nó “giá rẻ như bèo” nên Tản Đà chỉ có cách lên Trời, để khẳng định, bộc lộ tài năng của mình.


Câu 3

Đoạn thơ khắc họa hiện thực tàn khốc của cuộc đời nhà thơ và các văn sĩ lúc bấy giờ. Đó là cuộc đời của những con người có tài năng nhưng không được công nhận, sống trong cảnh cơ cực nghèo đói nhưng không có ai xót thương, giúp đỡ nên ông đã lên tận trời cao để than vãn.

Đoạn thơ là sự đan xen giữa cảm hứng lãng mạn của khát khao bộc lộ bản thân, khẳng định tài năng và cảm hứng hiện thực tàn khốc, nhà thơ không thể thoát ly được cuộc sống ấy.


Câu 4

Bài thơ sử dụng thành công thể thơ thất ngôn trường thiên tự do, kết hợp với ngôn ngữ thơ chọn lọc tinh tế, gần gũi với đời sống, giọng thơ hóm hỉnh, đi cùng mạch cảm xúc tự nhiên nhưng cũng đầy phóng túng đã tạo nên sức lôi cuốn người đọc.


LUYỆN TẬP


Câu 1

Câu thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất là “đày xuống hạ giới vì tội ngông”. Nó khẳng định tính cách riêng của nhà thơ, đó là sự “ngông”. Tác giả ngông trong cách làm thơ, ngông trong cách sống. Câu thơ cũng cho thấy, ông vốn là người giời, tức tài năng của ông được trời khẳng định, nhưng vì chất “ngông” đến trời cũng không gánh vác nổi nên mới bị đày xuống hạ giới. Câu thơ khẳng định tài năng của tác giả.


Câu 2

Cái ngông là sự khác biệt trong thơ ca, nó không đi theo khuôn khổ có sẵn mà nó đi theo cái tôi của tác giả, theo lối viết phóng khoáng, tự do, thể hiện sâu sắc cá tính, suy nghĩ của tác giả.

Cái “ngông” của Tản Đà thể hiện qua ý thức về bản thân. Nhà thơ tự nhận diện được tài năng của mình, khẳng định, tán thưởng tài năng của mình. Điều đó thể hiện qua việc ông tự nhận mình là người trời, bị đày xuống vì tội “ngông”, nhưng thật ra là để thực hiện một nghĩa vụ cao cả,…

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác