logo

Tác giả - Tác phẩm: Hầu trời (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)


Hầu trời (Tản Đà)


I - Tác giả

1. Tiểu sử

Tác giả - Tác phẩm: Hầu trời (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

- Tản Đà (1889- 1939) tên khi sinh là Nguyễn Khắc Hiếu

- Ông sinh ra và lớn lên trong thời buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu nên con người ông kể cả học vấn, lối sống, sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn người của hai thế kỉ

- Ông học Hán học từ nhỏ nhưng sau hai khóa thi Hương ông bỏ thi chuyển sang sáng tác bằng chữ quốc ngữ

2. Sự nghiệp sáng tác

- Các tác phẩm chính:

   + Thơ: Khối tình con I, II

   + Truyện viễn tưởng: Giấc mộng con I, II

   + Luận thuyết: Khối tình bản chính, Khối tình bản phụ

   + Thơ và văn xuôi: Còn chơi

   + Tự truyện: Giấc mộng lớn, Thơ Tản Đà

- Phong cách nghệ thuật:

   + Điệu tâm hồn mới mẻ, cái tôi lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh vừa cảm thương, ưu ái

   + Có lối đi riêng vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có những sáng tạo độc đáo tài hoa

   + Thơ văn ông chính là gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại


II. Tác phẩm

1. Nội dung ý nghĩa

- Hầu trời in trong tập thơ Còn chơi, xuất bản năm 1921

- Giới thiệu về câu chuyện

- Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.

- Thi nhân trò chuyện với trời.

2. Giá trị nội dung

- Qua bài thơ tác giả dã thể hiện cái tôi cá nhân ngông ngạo, phóng túng, tư ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khát vọng được khẳng định giữa cuộc đời

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021