logo

Soạn bài: Hầu trời (chi tiết)

Hầu trời là một bài thơ rất hay và tiêu biểu của thi sĩ Tản Đà. Cùng soạn bài Hầu trời để nắm vững hơn về nội dung tác phẩm các bạn nhé.


Khái quát tác phẩm Hầu trời

Soạn văn 11: Hầu trời


Bố cục

4 phần:

- Phần 1: 20 câu đầu: Lí do và thời điểm lên hầu trời.

- Phần 2: 48 câu tiếp: Cuộc đọc thơ cho trời và chư tiên.

- Phần 3: 30 câu tiếp: Tâm tình với trời về cảnh khốn khó của nghề văn ở hạ giới.

- Phần 4: Còn lại: Cuộc chia tay với trời và chư tiên.


Soạn bài Hầu trời

Câu 1 ( trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

Lí do và thời điểm lên hầu trời

- Trăng sáng, canh ba (lúc đã rất khuya)

- Thi nhân không ngủ được, thức bên ngọn đèn xanh, vắt chân chữ ngũ...Tâm trạng đầy sự buồn rầu, trở dậy đun nước, ngâm nga chút thơ văn, ngắm trăng sáng trên sân nhà.

- Hai cô tiên bất chợt xuất hiện, cùng cười và nói rằng: trời đang mắng vì người đọc thơ mất giấc ngủ của trời, trời sai lên đọc thơ cho trời nghe!

- Cách kể có phần tự nhiên, gần gũi, nhân vật trữ tình như đang được giãi bày, kể lại một câu chuyện có thật! (một sự thoả thuận ngầm với người đọc)

- Điệp từ ‘thật”: khẳng định sự việc có thật

=> Cách vào đề tự nhiên, gây sự chú ý, hấp dẫn người đọc.

Câu 2 ( trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

Cuộc đọc thơ cho trời và chư tiên

- Không gian, cảnh trên cõi tiên:“Đường mây” rộng mở mênh mông, “Cửa son đỏ chói”, thiên môn đế khuyết.. -> rực rỡ, sang trọng, quý phái

- Thái độ của tác giả:

+ “Vừa trông thấy trời sụp xuống lạy”

-> kính cẩn

+ Được mời ngồi: “truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy”, đọc thơ say sưa “đắc ý đọc đã thích” (có cảm hứng, càng đọc càng hay) “Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi” (hài hước), “văn dài hơi tốt ran cung mây”, khoe gia tài văn chương của mình

-> Khéo léo mượn “người trời” để khoe tài mình

- Thái độ của trời, chư tiên

+ Xúc động, tán thưởng, hâm mộ

+ Trời khen: “Trời nghe, trời cũng lấy làm hay”. Trời tán thưởng “Trời nghe trời cũng bật buồn cười”, đánh giá cao tài năng của nhà thơ:

“ Trời lại phê cho văn thật tuyệt

Văn trần như thế chắc có ít”

- Chư tiên: Nở dạ, lè lưỡi, chau đôi mày, lắng tai:

“Chư tiên ao ước tranh nhau dặn

Anh gánh lên đây bán chợ trời”

-> Cảnh đọc thơ diễn ra thật sôi nổi, hào hứng.

- Nhà thơ ý thức tài năng của mình, táo bạo tìm lên tận trời để khẳng định tài năng:

+ Là “trích tiên” bị đày xuống hạ giới vì tội “ ngông”

+ Làm thơ là để thực hiện chức trách, nhiệm vụ mà trời giao, thực hiện việc thiên lương của nhân loại.

Câu 3 ( trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

- Đoạn thơ hiện thực:

“Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó

……….

Biết làm có được mà dám theo”

Ý nghĩa:

+ Nêu lên hoàn cảnh hiện tại của bản thân và sự rẻ rúng của văn chương

+ Là một người ý thức được về tài năng và giá trin văn chương của mình, vậy mà tác giả phải chịu cảnh văn chương bị coi rẻ, tài năng không được trân trọng ⇒

Khiến ta có cảm giác ngậm ngùi

- Hai nguồn cảm hứng liên hệ với nhau: Bởi vì ý thức sâu sắc về hiện thực nên khát khao thoát li khỏi hiện thực ⇒ cảm hứng lãng mạn

Câu 4 ( trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

Nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị gò bó bởi khuôn mẫu.

- Ngôn ngữ thơ: không có nhiều cách điệu hày ước lệ mà gần gũi với tiếng nói đời thường hàng ngày.

- Giọng thơ: tự sự xen chút hóm hỉnh, rất duyên dáng và lôi cuốn.

- Cảm xúc: phóng túng, tự do, không bị trói buộc hay o ép.

- Tác giả xuất hiện trong bài thơ với tư cách là người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.


Luyện tập

Bài 1 ( trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

Trong bài thơ “Hầu Trời”, câu thơ đem đến trong em ấn tượng sâu sắc nhất là “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”. Người nghệ sĩ sống bằng nghề văn rất khó khăn vì “ văn chương hạ giới rẻ như bèo”. Thân phận nhà văn bị coi khinh, rẻ rúng, ý thức về bản thân: thi sĩ không tìm được tri kỷ, tri âm, phải lên đến Trời mới được thoả nguyện. Bày tỏ thực trạng cuộc sống của nhà thơ: nghèo khó, cùng quẫn (Tản Đà còn có nhiều thi phẩm khác cũng nói về hoàn cảnh của mình: Cảnh vui của nhà nghèo). Đây cũng chính là thực tế đời sống của lớp văn nghệ sĩ nói chung thời bấy giờ: Tản Đà, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu (Nỗi đời cơ cực) Bức tranh chân thực và cảm động về đời sống tầng lớp văn nghệ sĩ đương thời

Bài 2 ( trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

- “Ngông”:không phải ngông nghênh, không coi ai ra gì, “ngông” ở đây là sự tự tin vào tài năng và biết được giá trị của bản thân mình”

- Cái ngông trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống ung dung, tự do, phóng khoáng (VD: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tuân...)

- Cái “ngông” của Tản Đà bộc lộ qua:

+ Tự tin bộc lộ cái tôi cá nhân lãng mạn, phóng khoáng thông qua sự hư cấu chuyện “Hầu trời”

+ Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng thơ của mình

+ Không e ngại bày tỏ quan điểm cá nhân về nghề văn


Tổng kết bài Hầu trời

Soạn văn 11: Hầu trời | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác