logo

Bài Dục Thúy Sơn SGK 10 trang 24, 25 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Dục Thúy Sơn SGK 10 trang 24, 25 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Chuẩn bị Soạn bài Dục Thúy Sơn

Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Hãy kể tên một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.

Lời giải 

Một vài địa danh: đường Trường Sơn, sông Đuống, Duy Xuyên, sông Thao, sông Thương, sông Đáy, Thạch Nhọn, sông Bạch Đằng, Côn Sơn,…

Câu 2 (trang 24, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.

Lời giải 

Bài thơ Nước non ngàn dặm (Tố Hữu).

Gắn với thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cung đường Trường Sơn đã trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các thi sĩ. Một trong số đó, không thể không kể đến bài thơ “Nước non ngàn dặm” của nhà thơ Tố Hữu. Đường Trường Sơn gắn liền với bao kỉ niệm gian khổ mà oanh liệt. Dẫu có khó khăn, vất vả, đường đi ngoặt nghoèo nhưng trong tim mỗi một người chiến sĩ, đấy như là cung đường đi đến sự chiến thắng.

Soạn bài Dục Thúy Sơn SGK 10 trang 24, 25 - Văn Kết nối tri thức

Đọc hiểu bài Dục Thúy Sơn


Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Lưu ý các yếu tố cơ bản của thể loại.

Lời giải 

Lưu ý:

- Thể thơ: ngũ ngôn bát cú Đường luật.

- Vần: tiếng cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8 thanh bằng.

- Bố cục: đề - thực – luận – kết.

Câu 2 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

Lời giải 

Chi tiết:

- Miêu tả: thiên nhiên ở núi Dục Thúy.

- Hình ảnh: dáng núi, bóng tháng trên núi.

- Ẩn dụ: tấm bia đá khắc thơ văn của Trương Thiếu


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.

Lời giải 

Điểm khác biệt:

Bản dịch nghĩa

Bản dịch thơ

Nghĩa được giải thích rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu Từ ngữ cô đọng.
Dịch chay, không có sự nhịp nhàng, uyển chuyển. Có sự nhịp nhàng, uyển chuyển, chữ trong câu được đồng nhất,

Câu 2 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy sơn.

Lời giải 

Đặc điểm kết cấu:

- Đề: hình ảnh núi non ở cửa biển.

- Thực: miêu tả thiên nhiên, gợi lên cảm xúc của nhân vật trữ tình.

- Luận: hình ảnh đối lập mang nghĩa ẩn dụ.

- Kết: bia đá khắc thơ văn của Trương Thiếu.

Câu 3 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

Lời giải 

Miêu tả:

- Dáng núi: đóa hoa sen nổi trên mặt nước, ngỡ tưởng người tiên xuống trần gian.

- Bóng tháp núi: như trâm ngọc xanh.

- Ngọn núi: được anh sáng phản chiếu, như đang soi mái tóc biếc.

Có thể thấy, núi Dục Thúy hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, trữ tình.

Câu 4 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi.

Lời giải 

Chi tiết:

- Dáng núi được miêu tả như đóa hoa sen, ngỡ như tiên giáng trần.

- Bóng tháp soi xuống mặt nước như trâm ngọc xanh.

- Ngọn núi phản chiếu qua sóng nước dưới ánh sáng như đang soi mái tốc biếc.

Qua miêu tả núi Dục Thúy, có thể thấy, hiện lên trong hình ảnh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng, bay bổng và có một tình yêu thiên nhiên sâu sắc.

Câu 5 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn”, thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sống kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Lời giải 

Tác giả muốn gửi gắm nỗi niềm chung. Bởi lẽ, Trương Thiếu là người tài năng, có thể nói là văn võ song toàn, có cống hiến to lớn cho đất nước. Khi ông ra đi, bia đá khắc thơ văn của ông nay đã lốm đốm rêu, chứng tỏ rằng ít người quan tâm, đoái hoài. Do vậy, Nguyễn Trãi mong muốn mọi người hãy luôn nhớ về cội nguồn, phải tri ân những người đã khuất.


Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài Dục Thúy sơn.

Lời giải 

 Nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài thơ “Dục Thúy sơn” đó chính là nét đẹp của một thi sĩ có tình yêu thiên nhiên sâu sắc. Dưới con mắt thơ, ông cảm nhận thiên nhiên ở núi Dục Thúy ở cửa biển với dáng núi như “đóa hoa sen” đẹp đẽ, nổi bật; bóng tháp như cái trâm ngọc xanh” yêu kiều; ngọn núi dưới sóng nước được ánh sáng phản chiếu như người “đang soi mái tóc biếc”. Một khung cảnh thiên nhiên nên thơ và rất thơ. Thiên nhiên hiện lên đầy trữ tình, thơ mộng, nhẹ nhàng. Song “tả cảnh ngụ tình”, qua hình ảnh thiên nhiên, với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, ta còn thấy một nét đẹp tâm hồn đầy hoài niệm, lo lắng cho thế sự. Hình ảnh bia đá đã nói lên tất cả. Dẫu cảnh đẹp đến đâu, có ngắm nghía để tìm lấy cho mình niềm vui, sự giải tỏa nhưng trong tâm trí ông, luôn thổn thức trước tình hình đất nước. Tình yêu thiên nhiên, ấy chính là tình yêu đất nước. vẻ đẹp trong tâm hồn của Nguyễn Trãi chỉ qua 8 câu thơ đã khắc họa một cách trọn đầy.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức 

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Dục Thúy Sơn SGK 10 trang 24, 25 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 03/07/2023