logo

Bài Bảo kính cảnh giới SGK 10 trang 22, 23 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Bảo kính cảnh giới SGK 10 trang 22, 23 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.


Chuẩn bị Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Lời giải 

Một số bài thơ: Bánh trôi nước, Nam quốc sơn hà, Qua đèo ngang, Thương vợ, Bạn đến chơi nhà, Thu điếu…

Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chỉ ra một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ đó.

Lời giải 

Đặc điểm nhận diện:

- Thể hiện ở 5 điều: luật, niêm, vần, đối, bố cục.

- Các hình thức quen thuộc: thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú…

- Tuân thủ luật vần.

- Giữ các câu có sự đối ý.

Soạn bài Bảo kính cảnh giới SGK 10 trang 22, 23 - Văn Kết nối tri thức

Đọc hiểu bài Bảo kính cảnh giới


Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý các động từ, tính từ, các từ láy và câu thơ sáu tiếng.

Lời giải

- Động từ: hóng mát, đùn đùn, phun, tịn, lao xao, cầm ve, đàn.

- Tính từ: hòe lục, rợp trương, thức đỏ.

- Từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi.

- Câu thơ 6 tiếng: câu  mở đầu “Rồi hóng mát thuở ngày trường” và câu kết thúc “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Hình dung về bức tranh cuộc sống.

Lời giải

 Hình dung: Bức tranh cuộc sống rực sỡ, đa sắc màu của cảnh vật thiên nhiên. Với những dấu hiệu đặc trưng của mùa hè, nào là hòe lục, nào là thạch lựu, là sen hồng, tiếng ve kêu… đã tạo nên một bức tranh rộn rã, xôn xao.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 23, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.

Lời giải 

- Thể loại: thất ngôn xen lục ngôn.

- Bố cục:

+ 4 câu đầu: cảnh ngày hè.

+ 4 câu sau: cảm xúc của thi sĩ.

Câu 2 (trang 23, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Lời giải 

Câu mở đầu cho biết nhân vật trữ tình đang cảm thấy thoải mái, thư giãn. Nhà thơ đang hòa mình vào khung cảnh, ngắm mát những ngày dài.

Câu 3 (trang 23, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.

Lời giải 

Phân tích:

- Hòe lục: màu xanh lá cây của cây hòe. Là một loài cây ở vùng Bắc Bộ, tác giả đã lấy nó làm chất liệu để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Cây hòe “đùn đùn” tán gợi sự sinh sôi nảy nở, xum xuê khiến cây trở nên có sức sống.

- Thạch lựu phun thức đỏ: Cây lựu đỏ nở vào mùa hè, với gam màu nóng mang đến cho bạn đọc sự ấm cúng, tròn đầy. Như một nét điểm tô nổi bật.

- Hồng liên trì: sen hồng – là quốc bảo của dân tộc.

- Cầm ve: thanh âm không thể thiếu mỗi khi hè về, ấy chính là tiếng ve kêu râm ran.

Nét đặc sắc: Mùa hè hiện lên với những dấu hiệu đặc trưng không thể lẫn. Nhà thơ sử dụng âm thanh, màu sắc bằng những tính từ, động từ để miêu tả cảnh sắc hè. Tất cả không bị chênh hay bị phô, ngược lại, khi kết hợp, mùa hè rực rỡ, sống động mở ra trước mắt chúng ta.

Câu 4 (trang 23, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.

Lời giải 

Cuộc sống con người:

- Tiếng lao xao của chợ cá làng.

- Tiếng ve kêu trên lầu tịch dương.

Mối liên hệ: Cuộc sống con người nhộn nhịp, rôm rả, gợi sự vui vẻ, hạnh phúc. Còn ước nguyện của nhân vật trữ tình lại muốn có được cây đàn của vua Nghiêu Thuấn. Với nhà thơ, đây chính là khúc hát ca ngợi về cuộc sống thanh bình, nhẹ nhàng mà hành phúc. Người dân trên đất nước được no đủ như chính cuộc sống mà ông đang chứng kiến.

Câu 5 (trang 23, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ?

Lời giải

- Vị trí: câu mở đầu và câu kết thúc.

- Giá trị: gây ấn tượng với người đọc, thể hiện được ý đồ của nhà thơ. Đồng thời, còn thể hiện sự sáng tạo của người viết khi phá cách thể thơ thường thấy.

Câu 6 (trang 23, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?

Lời giải               

Vẻ đẹp:

- Nhà thơ là một người yêu thiên nhiên. Điều này có thể thấy rõ qua cách quan sát tỉ mỉ, tinh tế về cảnh sắc mùa hè hiện lên trong bài với những hình ảnh đặc trưng, mang tính nổi bật. Từ ngữ nhẹ nhàng, sâu lắng.

- Nhà thơ là người khao khát một cuộc sống hạnh phúc cho toàn thể nhân dân. Tấm lòng ông thật cao quý. Khi nhớ về những ngày đã qua, nhớ về cảnh sinh hoạt thanh bình, rộn rã, đầy ắp tiếng cười, cảm xúc của ông cũng chỉ mong sao tất cả người dân ai ai cũng được sống được niềm hạnh phúc đấy.


Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới (bài 43)

Lời giải 

Yếu tố phá cách trong bài thơ của Nguyễn Trãi, ấy chính là thể thơ. Tác giả đã việt hóa thơ Đường luật mang sự mới lạ, bắt mắt, gây ấn tượng mạnh đến bạn đọc. Thông thường, ở thơ Đường luật, người viết hầu như chỉ viết thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú. Còn với Nguyễn Trãi, ông đã sáng tạo mới. Bài thơ của ông là thể thất ngôn xen lục ngôn. Ta biết rằng, thơ Đường luật luôn theo quy tắc, quy luật của nó, ấy mà Nguyễn Trãi lại mạnh dạn, khai hướng nó theo một hướng đi mới. Có chăng là sự táo bạo? Sự phá cách này đã mang đến cho nhà thơ sự thành công, thu hút sự chú ý của bạn đọc. Những tưởng phá cách sẽ làm bài viết mất đi cái hay, cái đẹp. Song đọc lên, ta không khỏi trầm trồ, bởi bài thơ đã hội tụ đủ đầy. Sự sáng tạo của Nguyễn Trãi, quả thực, nên dành lời khen và sự trân trọng tới ông!

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Bảo kính cảnh giới SGK 10 trang 22, 23 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 03/07/2023