logo

Soạn bài: Đò lèn - Nguyễn Duy (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Đò lèn - Nguyễn Duy siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 12 siêu ngắn sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn


Soạn bài: Đò lèn - Nguyễn Duy siêu ngắn - Bản 1


Nội dung bài học

- Bài Đò lèn được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương sống, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.


Bố cục

- Phần 1 (5 khổ đầu): người cháu nhớ lại hình ảnh tảo tần lam lũ của người bà.

- Phần 2 (còn lại): sự thức tỉnh muộn màng của người cháu


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Hình ảnh thuở nhỏ của tác giả:

  + Tuổi thơ của tác giả phải nếm trả những cơ cực, nghèo đói do chiến tranh.

  + Hồn nhiên, vô tư, nghịch ngợm: ra cống Na câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn chùa Trần,...

  + Niềm say mê thế giới hư ảo của thánh thần: hơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, ......

- Nét quen thuộc: tái hiện một cách chân thực, cảm động những kỉ niệm tuổi thơ.

- Nét mới: nói ra những kỉ niệm không đẹp : “ăn trộm nhãn chùa Trần"

→ Thể hiện cách nhìn mới: dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, dám nói ra sự thật từ góc nhìn không thuận chiều

Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Hình ảnh người bà âm thầm chịu đựng, hi sinh vì đứa cháu mồ côi được tái hiện cảm động:

  + người bà lam lũ, vất vả, lặn lội thân cò trong tình thương của đứa cháu: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh,.....

  + người bà đi bán trứng ở ga Lèn giữa sự tan hoang của cảnh vật

- Tình cảm của nhà thơ với bà ngoại:

  + Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà

  + Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.

  + Thể hiện sự ân hận, ngậm ngùi, đau xót muộn màng.

Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Trong Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt thể hiện tình cảm dành cho bà bằng việc tái hiện những hồi ức thiêng liêng, cảm động về tình bà cháu.

- Nét độc đáo trong cách thể hiện tình cảm đối với người bà của Nguyễn Duy là

  + bộc lộ tình cảm trực tiếp, từ những kí ức, không che đậy dưới bất kì hình ảnh, biểu tượng nào.

  + nhà thơ bày tỏ tình cảm đối với bà bằng những lời thơ như tự trách mình, như ăn năn, hối lỗi khi nhớ về một thời vô tâm, vụng dại đã qua


Soạn bài: Đò lèn - Nguyễn Duy siêu ngắn - Bản 2


Bố cục

- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Cái tôi của tác giả thời thơ ấu

- Phần 2 (còn lại): Hình ảnh người bà và tình cảm của tác giả

Câu 1 (trang 149, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Cái tôi tác giả thời thuở nhỏ:

   + Tinh nghịch, vô tư, sống giữa những kỉ niệm vừa vui, vừa buồn: câu cá, ăn trộm nhãn, bắt chim sẻ

   + ấn tượng tuổi thơ của tác giả: khói Trầm thơm, điệu hát văn, bóng cô đồng, mùi huệ trắng

- nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả:

   + quen thuộc: vô tư, hồn nhiên, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác

   + mới lạ: nhìn một cách thẳng thắn vào tuổi thơ, có cả cái hồn nhiên những đồng thười cũng có cái xấu; đó là một đứa trẻ say sưa trong thế giới hư ảo mà quên đi thế giới thực, quên đi người bà của mình

Câu 2 (trang 149, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- hình ảnh người bà: vất vả, cơ cực, lam lũ nhưng giàu tình thương và luôn hi sinh thầm lặng

   + mò cua xuc tép

   + gánh chè xanh

   + bán trứng ở ga

   + bán cháo những đêm hàn

- tình cảm của tác giả đối với bà:

   + thương bà nhưng đã muộn vì bà không còn nữa

   + xót xa, ngậm ngùi, ân hận vì những việc đã xảy ra

Câu 3 (trang 149, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Cách thể hiện đặc biệt của tác giả:

   - thể hiện gián tiếp qua các hình ảnh, âm thanh

   - bộc lộ trực tiếp

   - nghệ thuật đói lập

Nội dung chính của văn bản:

   - Nội dung: Từ tình yêu thương sâu sắc của bà, bài thơ thể hiện sự chiêm nghiệm của nhà thơ trước cuộc đời.

   - Nghệ thuật:

      + Hình ảnh giản dị, gần gũi

      + Chất dân gian


Soạn bài: Đò lèn - Nguyễn Duy siêu ngắn - Bản 3

Câu 1 trang 149 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

- Cái tôi của tác giả thời thuở nhỏ được tái hiện sống động, đó là cái tôi trong trẻo, hồn nhiên, đầy thích thú với thế giới xung quanh của một cậu bé hiếu động, nghịch ngợm, vô tư:

+ Vui thích với những trò chơi trẻ thơ: bắt chim, trộm nhãn, theo bà đi chợ, câu cá.

+ Say mê thế giới thần tiên: chơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, ấn tượng mùi huệ trắng, khói trầm, điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.

- Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình:

+ Nét quen thuộc: trân trọng những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu, yêu quý quê hương nguồn cội, tiếc nhớ người bà kính yêu.

+ Nét mới mẻ: cái nhìn tự vấn, tự soi chiếu lại sự vô tâm của bản thân khi chưa biết quan tâm đến bà khi còn được ở bên bà.

Câu 2 trang 149 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

- Tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý:

+ Bà âm thầm vượt qua mọi cơ cực, buôn bán ngược xuôi, chịu mọi hiểm nguy để nuôi dạy người cháu mồ côi và nghịch ngợm giữa cảnh chiến tranh khốc liệt: bà mò cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, thập thững những đêm hàn, bom Mĩ giội nhà bà tôi bay mất, bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.

+ Bà là một phần của tuổi thơ cháu, thân thương và gắn bó biết bao: níu váy bà đi chợ Bình Lâm, giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần.

- Người cháu ân hận vì năm xưa đã vô tâm với bà: tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế, tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực, khi tôi biết thương bà thì đã muộn/bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.

=> Trước người bà giản dị, lam lũ mà tràn đầy tình yêu thương con cháu, tràn đầy nghị lực cao cả, lớn lao, người cháu vừa rất mực yêu quý, trân trọng bà vừa ân hận vì chưa ở bên báo đáp và chăm sóc cho bà.

Câu 3 trang 149 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

- Cách thể hiện tình thương bà của tác giả đặc biệt vì gắn với cảm hứng tự nhận thức lại của một người đã qua nhiều trải nghiệm và nhận ra mình đã bỏ qua rất nhiều những giá trị bình dị nhưng quan trọng trong cuộc đời.

- So sánh trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò Lèn):

+ Giống: đều gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần; đều do chủ thể trữ tình là người cháu từ hiện tại nhìn lại về quá khứ; đều bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực đối với người bà đã mất.

+ Khác: Bài Đò Lèn là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà, giọng thơ ngậm ngùi và xót xa cay đắng. Bài Bếp lửa nhấn mạnh đến lòng biết ơn sâu sắc và sự tiếc nhớ những kỉ niệm đẹp đã có với người bà, đặc biệt là sự mong nhớ khôn nguôi về hình ảnh bếp lửa của bà năm xưa.

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (5 khổ đầu): Người cháu nhớ lại hình ảnh tảo tần, lam lũ của bà.

- Phần 2 (còn lại): Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu. 

Nội dung chính

- Đò Lèn gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần, bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất.

- Là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.

 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác