logo

Điệp ngữ


Soạn bài: Điệp ngữ (siêu ngắn)

Soạn bài Điệp ngữ | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

1. Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ ‘tiếng gà trưa” có các từ ngữ được lặp lại là: từ “nghe” (khổ thơ đầu), và từ “vì” (trong khổ thơ cuối)

2. Tác dụng của việc lăp lại các từ ngữ đó là

- Lặp từ “nghe’’ trong khổ thơ đầu tạo ra sự ấn tượng về âm thanh, nghe những âm thanh mới gợi ra cho tác giả nhớ về những kỉ niệm, những hình ảnh quen thuộc về tuổi thơ ấu của tác giả

- Lặp từ “vì” trong khổ thơ cuối, nhấn mạnh nguyên nhân tạo nên động lực cho tác giả luôn vững tay súng chiến đấu.


II. Các dạng điệp ngữ

- Điệp ngữ trong khổ thơ đầu của tiếng gà trưa là điệp ngữ nối tiếp, lần lượt các từ nghe lặp lại được nối tiếp nhau, nghe từ âm thanh này, tiếp đến âm thanh khác

- Điệp ngữ trong ví dụ (a) là điệp ngữ nối tiếp

- Điệp ngữ trong ví dụ (b) là điệp ngữ chuyển tiếp

=> Nhận xét các dạng điệp ngữ: điệp ngữ gồm các dạng điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).


III. Luyện tập

Bài 1

Điệp ngữ trong đoạn văn là: “một dân tộc đã gan góc”, “một dân tộc phải được”

=> Tác dụng: thể hiện tinh thần chiến đấu quyết liệt của dân tộc, cũng như nhấn mạnh lòng quyết tâm đòi độc lập dân tộc.

Điệp ngữ trong câu ca dao là “trông” => nhấn mạnh về sự khó khăn trong lao động sản xuất của người nông dân, phải phụ thuộc nhiều yếu tố về thời tiết, và thiên nhiên và mong ước mua thuận gió hòa của người nông dân.

Bài 2

- Điệp ngữ “xa nhau’’ => điệp ngữ cách quãng

- Điệp ngữ “một giấc mơ” => điệp ngữ chuyển tiếp

Bài 3

- Việc lặp lại các từ ngữ trong đoạn văn này không mang lại giá trị biểu cảm, không những không mang lại hiệu quả giao tiếp mà còn gây cho người đọc sự khó chịu bởi câu văn dài dòng, thừa chữ.

- Sửa lại đoạn văn đó như sau:

Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em đã trồng vào đó rất nhiều loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, em hái những bông hoa ấy để tặng chị và mẹ của em.

Bài 4. Viết một đoạn văn có sử dụng điệp ngữ

Tết, có lẽ khi nhắc đến Tết, trong lòng mỗi chúng ta lại hân hoan, xao suyến và bồi hồi. Tết mang theo những điều may mắn, mới mẻ, và nhiều hoạt động ý nghĩa hơn. Tết đến, khiến người ta trở nên vui hơn, hân hoan hơn. Mỗi dịp Tết đến xuân về cũng là lúc chúng ta được trở về với gia đình, tết là dịp tụ họp các thành viên trong gia đình, hơn bao giờ hết, không khí Tết trở nên ấm cúng và hân hoan. Tết là dịp mọi người chúc nhau những lời chúng tốt lành, may mắn. Bởi những điều ý nghĩa mà Tét mang lại, mà ngày Tết là ngày được nhà nhà mong chờ, người người mong chờ, Tết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với chúng ta.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác