logo

Soạn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học


I. Tìm hiểu đề văn nghị luận:


Câu 1.

a. Các đề văn trên có thể xem là đầu đề, đề bài cho bài viết và đều có thể lấy để làm nhan đề cho bài văn nghị luận.

b. Xác định được các đề trên là đề văn nghị luận dựa trên căn cứ vào tư tưởng, khái niệm hay các vấn đề nêu ra trong đề bài.

Ví dụ như:

+Thuốc đắng giã tật bày tỏ một quan điểm, một tư tưởng

+ Đức tính giản dị của Bác Hồ là nhận định về lối sống, tính cách giản dị đồng thời ca ngợi lối sống, đức tính ấy của Bác

+ Sự giàu đẹp của tiếng Việt là nhận định về vẻ đẹp của Tiếng Việt.

c. Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:

- Đề có mang tính giải thích, ngợi ca: (1), (2);

- Đề có thể hiện tính phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);

- Đề mang tính suy xét, bàn luận: (8), (9);

- Đề thể hiện tính chất bác bỏ, tranh luận: (10), (11).

+Tính chất của đề văn có tác dụng trong việc giúp người viết định hướng thái độ, lựa chọn giọng điệu, các phương pháp để triển khai vấn đề khi viết.


Câu 2. Tìm hiểu đề:

Đề: Chớ nên tự phụ

- Đề nêu vấn đề về chớ nên tự phụ

- Đối tượng: tính cách tự phụ của con người

- Phạm vi: nói với mọi người

- Khuynh hướng tư tưởng: Phủ định

- Tính chất: Khuyên nhủ

=>Để làm được bài văn nghị luận hay cần xác định được các vấn đề, tính chất và phạm vi của đề bài để đảm bảo đúng nội dung và cách thức, tránh bị sai lệch.


II. Lập ý cho bài văn nghị luận:

Đề: Chớ nên tự phụ

1. Xác lập luận điểm:

+ Khái niệm, giải thích

+ Tác hại của thói tự phụ

+ Biểu hiện của thói tự phụ

+ Cách khắc phúc tính tự phụ

+ Rèn luyện để tránh thói tự phụ

+ Nên tránh xa thói tự phụ

2. Luận cứ

+ Khinh bỉ, xem thường người khác

+ Coi bản thân là cao nhất, quan trọng nhất

………………………………………………

+ Bản thân bị mọi người xa lánh, khinh ghét

+ Các mối quan hệ dần bị thu hẹp

+ Dễ bị sốc tinh thần khi thất bại

+ Nêu lên các dẫn chứng thực tế trong nhà trường và ngoài xã hội

3. Xây dựng lập luận

+Giới thiệu vấn đề

+Giải thích, định nghĩa về tự phụ

+Các tác hại của việc tự phụ

+ Suy nghĩ, ý kiến để khắc phục và tránh xa thói tự phụ.

+Lời khuyên


III. Luyện tập:


Đề: Sách là người bạn lớn của con người

1. Tìm hiểu đề:

- Vấn đề cần nghị luận: Sách là người bạn của con người

- Đối tượng và phạm vi nghị luận: sách và lợi ích của việc đọc sách đối với con người

- Khuynh hướng tư tưởng: Khẳng định, đề cao giá trị của sách và vai trò của việc đọc sách

- Tính chất: khuyên nhủ, ca ngợi

2. Lập ý:

- Luận điểm: Sách là người bạn của con người. Sách mang lại cho con người nhiều giá trị và gắn bó với con người như người bạn tốt.

- Tìm luận cứ:

  + Sách mang đến những hiểu biết mới, bồi đắp trí tuệ

  + Sách nuôi dưỡng tâm hồn con người, bồi đắp cả trí tuệ và nhân cách

  + Sách giúp con người tìm thấy chính mình, là động lực thúc đấy con người

  + Sách giúp con người thư giãn sau những mệt mỏi, áp lực, bon chen của cuộc sống

  + Cần biết cách đọc sách, biết chọn sách để đọc.

-Các dẫn chứng:

  + Đọc sách địa lý biết nhiều về thế giới

  + Đọc sách kinh tế biết nhiều về kinh doanh

  + Đọc sách hạt giống tâm hồn giúp con người biết yêu thương, rèn giữa nhân cách....

  + Nhiều cuốn sách xấu bán tràn lan gây nguy hại

  +Chọn sách cho tinh, đọc sách cho kĩ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác