logo

Soạn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (chi tiết)


Soạn văn 8: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm


I. DẤU NGOẶC ĐƠN

a. Dùng để đánh dấu, giải thích: làm rõ từ “họ” ngụ ý chỉ ai.

b. Dùng để đánh dấu phần thuyết minh: về một loài động vật mà tên của nó dùng để gọi tên một con kênh.

c. Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm: năm sinh, năm mất của nhà thơ và Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên.

- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn ý nghĩa không đổi vì đó là thông tin phụ.


II. DẤU HAI CHẤM

a. Đánh dấu (báo trước) lời thoại.

b. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.

c. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích: lý do thay đổi cảm giác của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.


III. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 135 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn:

a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ:

- Tiệt nhiên

- Định phận tại thiên thư

- Hành khan thủ bại hư

b. Đánh dấu phần thuyết minh

c. Đánh dấu phần bổ sung (1); đánh dấu phần thuyết minh (2)

Câu 2 (trang 136 Ngữ Văn 8 Tập 1)

a. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích: họ thách nặng quá.

b. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của Dế Choắt đối với Dế Mèn và phần thuyết minh: nội dung Dế Choắt khuyên Dế Mèn.

c. Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh: các màu khác

Câu 3 (trang 136 Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Có thể bỏ được dấu hai chấm vì nó không ảnh hưởng đến nội dung của cả đoạn

- Dấu hai chấm nhấn mạnh cho vế sau, nếu bỏ dấu hai chấm đi thì vế sau không còn được nhấn mạnh nữa.

Câu 4 (trang 136 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Nếu thay thì bộ phận trong dấu ngoặc đơn chỉ mang ý nghĩa giải thích đi kèm.

Nếu viết lại: “Phong Nha gồm: Động Khô và Động nước” thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì thế Động Khô và Động Nước không thể xem là phần chú thích.

Câu 5 (trang 136 Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Chép lại dấu ngoặc đơn: sai vì dấu ngoặc đơn dùng thành cặp

- Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là một bộ phận của câu.

Câu 6 (trang 136 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Dân số gia tăng dẫn đến nhiều hệ lụy đáng chú ý trong xã hội: trình độ văn hóa bị giảm sút, đất nước chậm phát triển, kinh tế trì trệ, phúc lợi xã hội thấp… Vì vậy, mỗi cá nhân, mỗi gia đình đều phải góp sức mình vào công cuộc hạn chế gia tăng dân số. Nếu dân số của một đất nước ổn định (tỉ lệ gia tăng thấp) thì đất nước đó sẽ phát triển, thì chắc chắn đời sống nhân dân của nước đó sẽ hơn rất nhiều so với các quốc gia khác.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 23/09/2022

Tham khảo các bài học khác