logo

Soạn bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh (chi tiết)


Soạn văn 8: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh


I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

1. Đề văn thuyết minh

- Đối tượng thuyết minh: con người, đồ vật, di tích, món ăn, …

- Đối tượng rộng phong phú, đa dạng nhưng rất gần gũi với đời sống

- Có 2 dạng đề thuyết minh: Để nêu yêu cầu trực tiếp (giới thiệu, trình bày, giải thích)

+ Để nêu đối tượng thuyết minh

2. Cách làm bài văn thuyết minh

- Đối tượng: Xe đạp

- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp

+ Phương pháp nêu định nghĩa

- Thân bài:

Cấu tạo: có bộ phận

+Chính gồm: Hệ thống chuyển động

                     Hệ thống điều khiển

                     Hệ thống chuyên chở

+ Phụ: chắn xích, chắn bùn, đèn, chuông,…

- Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân

- Phương pháp thuyết minh: Liệt kê, phân loại, phân tích


II. Luyện tập

* Mở bài: Cùng với chiếc áo dài truyền thống, nón lá là biểu tượng không thể thiếu của người phụ nữ Việt Nam mỗi khi được nhắc đến. Là vật dụng quen thuộc gần gũi, ở đất nước Việt Nam xinh đẹp không khó để thấy một chiếc nón lá.

* Thân bài:

- Nón có hình chóp

- Được làm từ lá mây, lá cọ, lá lui…, nan tre uốn thành từng vòng tròn, nhỏ dần lên đến đỉnh. Dây cột là dây cước, lá mang về rửa, phơi cho phẳng.

- Cần có khuôn đặt nan và đặt lá vào rồi may bằng dây cước: Bước này đòi hỏi các nghệ nhân phải thật khéo léo, luôn chắc tay để các đường nét được chuẩn nhất, giữ chó nón không bị méo hay tuột mối.

- Lộn ngược nón, cắt miếng vải hình tròn nhỏ để vừa đủ che cho mối kết ở đỉnh nón: Sự tinh tế khi làm nón

- Phần quai nón người dùng có thể làm bằng dây vải hoặc đan bằng dây chỉnh sao cho vừa với đầu: Thường thì mỗi người dùng lại muốn có một dây quai nón khác nhau nên người làm nón thường thiết kế phần buộc quai nón còn việc lựa chọn quai nón người dùng có thể tự chọn hoặc làm cho mình một các phù hợp, nó cũng khá đơn giản.

⇒ Dưới sự khéo léo của bàn tay nghệ nhân làm nón lá, những chiếc nón lá có thể được biến tấu cách điệu sao cho phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Nón lá không chỉ dùng để đội che nắng, che mưa, nó có thể dùng để làm vật trang trí, làm công cụ trong các bài múa truyền thống, còn có thể để làm quà…

- Miền trung nổi tiếng với nghề làm nón (nón Huế, chiếc nón bài thơ)

- Điệu múa nón: xếp hình tròn, di chuyển theo đường hình chữ S

- Chiếc nón lá đi kèm với áo bà ba cùng với sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam tạo nên một hình ảnh truyền thống của Việt Nam

* Kết bài:

Khẳng định lại giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật của chiếc nón lá, từ đó nêu khái quát cảm nghĩ của bản thân về biểu tượng của dân tộc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 23/09/2022

Tham khảo các bài học khác