logo

Soạn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (siêu ngắn)


Soạn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm


I. DẤU NGOẶC ĐƠN

+ Trong đoạn a) phần ngoặc đơn để giải thích "họ" là ai - là những người bản xứ

Trong đoạn b) phần ngoặc đơn

làm rõ loại động vật ba khía nhằm giúp người lĩnh hội hình dung được rõ về đặc điểm của kênh này.

Trong đoạn c) phần ngoặc đơn nhằm bổ sung thêm năm sinh, năm mất của LÝ Bạch và thông tin về Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên.

+ Nếu bỏ đi phần ngoặc đơn thì nghĩa có bản vẫn không thay đổi.


II. DẤU HAI CHẤM

Trong đoạn a) dấu hai chấm dùng để thông báo lời nói của Dế Mèn và Dế Choắt

Trong đoạn b) dấu hai chấm dùng để trích dẫn lời dẫn trực tiếp

Trong đoạn c) dấu hai chấm dùng để giải thích lý do về sự thay đổi trong tâm trạng của tác giả


III. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trong đoạn a), dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu sự giải thích ý nghĩa cho các cụm từ "tiệt nhiên"; "định phận tại thiên thư" và " hành khan thủ bại hư".

Trong đoạn b) dùng để đánh dấu phần thuyết minh về chiều dài cầu 2290m là bao gồm cả phần cầu dẫn, các nhịp dài, ngắn.

Trong đoạn c)

Dấu ngoặc đơn đầu tiên dùng để đánh dấu phần bổ sung

Dấu ngoặc đơn thứ hai dùng để đánh dấu phần thuyết minh

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Đoạn a: Dấu hai chấm báo trước phần giải thích cho vấn đề họ thách nặng quá

Đoạn b: Dấu hai chấm báo trước lời thoại của Dế Choắt

Đoạn c: Dấu hai chấm báo trước phần thuyết minh cho ý đủ màu.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn đi được.

Tác giả dùng dấu hai chấm nhằm nhấn mạnh phần nội dung sau đó hơn

Câu 4 (trang 137 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Có thể thay được, vì khi thay, nghĩa cả câu cơ bản sẽ không thay đổi.

Nếu thay, thì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là phần phụ kèm thêm thôi chứ không là phần chính như khi dùng dấu hai chấm.

- Nếu viết như vậy thì không thể thay thế dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được.

Câu 5 (trang 137 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Dấu ngoặc đơn được sử dụng sai, vì thiếu dấu đóng ngoặc, cần đặt thêm dấu đóng ngoặc mới chính xác

- Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là một bộ phận của câu.

Câu 6 (trang 137 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

Đoạn văn tham khảo:

Phụ nữ có khả năng sinh nhiều con, điều đó được chính minh qua tỉ lệ sinh con của các nước châu Phi (Nê-pan, Ru-an-da,…)  hay châu Á (Việt Nam, Lào,…).  Dân số càng động càng gây nhiều hệ lụy khó lường cho mỗi gia đình và toàn xã hội. Các tệ nạn dần “hoành hành”, đời sống người dân càng khó khăn, yếu kém. Vì vậy cần tuyên truyền và hành động để hạn chế đến mức thấp nhất sự gia tăng dân số, tạo điều kiện cho mỗi quốc gia phát triển.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác