logo

Soạn bài: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 12 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất.


Soạn bài: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm siêu ngắn - Bản 1


Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến Làm nên đất nước muôn đời): những khám phá mới mẻ của đất nước trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm.

- Phần 2 (còn lại): khai thác sâu tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của nhân dân”.


Nội dung bài học

- Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa,.....

- Đóng góp riêng của đoạn trích là tư tưởng đất nước của nhân dân bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư, giọng thơ trữ tình- chính trị thiết tha

- Các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng sáng tạo đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Bố cục như trên

- Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả: trình bày cảm nhận về đất nước từ nhiều phương diện và lí giải của tác giả về đất nước, làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của nhân dân

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Ở phần đầu, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện đó là:

  + cội nguồn của đất nước:

   • bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người.

   • Đất nước bắt nguồn từ bề dày văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc.

  + khái niệm đất nước

   • Đất nước được nhận thức từ chiều rộng của không gian địa lí.

   • Đất nước gắn liền với không gian của tình yêu đôi lứa.

   • Đất nước là chiều dài lịch sử (quá khứ - hiện tại – tương lai)

  + Trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước

   • Trong thời hiện tại: khẳng định trong mỗi người nói chung đều tồn tại một phần đất nước, đất nước hóa thân vào huyết mạch mỗi người.

   • Mơ về tương lai: “Mai này con ta lớn lên... ngày tháng mơ mộng”

- Cách cảm nhận của tác giả vừa thiêng liêng, vừa sâu xa, lớn lao mà vẫn gần gũi với cuộc sống của con người.

Câu 3 (trang 122 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Tư tưởng đất nước của nhân dân

- Không gian địa lý

  + Đất nước là những địa danh, những danh lam thắng cảnh kì thú, là cuộc đời, là tâm hồn nhân dân hóa thân mà thành.

  + Nguyễn Khoa Điềm đã tạo dựng lại được cả diện mạo non sông đất nước

- Thời gian lịch sử

  + Nhà thơ nhấn mạnh vào những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước.

  + Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình

- Bản chất của nhân dân

  + Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như: ca dao, dân ca, truyện cỏ tích, thần thoại.

  + Nhân dân đã làm nên văn hóa bằng tình cách và tâm hồn mình: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh

* Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ Nguyễn Khoa Điềm khẳng định đất nước đó chính là nhân dân, nhân dân là cốt lõi của đất nước, nhờ họ mà dân tộc trường tồn.

Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả trong đoạn trích:

  + Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo: có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt,có ca dao, dân ca, tục ngữ, có truyền thuyết, các truyện cổ tích xa xưa.

  + Cách vận dụng của tác giả thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích,.....

  + Chất dân gian được thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.

- Tác dụng: đưa người đọc vào một thế giới lãng mạn của ca dao, truyền thuyết dân gian nhưng vẫn mang màu sắc hiện đại


Soạn bài: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm siêu ngắn - Bản 2

Câu 1 (trang 122, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Đất nước bình dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện của đời sống

- Phần 2 (còn lại): Tư tưởng đất nước của nhân dân

Câu 2 (trang 122, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Đất nước được tác giả cảm nhận trên rất nhiều các phương diện:

- Không gian đất nước:

   + Tác giả tách hai yếu tố đất và nước để cảm nhận một cách độc đáo

   + Đất nước là không gian gắn với cuộc sông của mỗi người, của anh và của em, là nơi hẹn hò của anh, em, của chúng ta: nơi ta hẹn hò, nơi anh đến trường, nơi em tắm

   + Không gian mênh mông với rừng vàng biển bạc

   + Là nơi sinh tồn và phát triển của cả cộng đồng dân tộc

- Thời gian lịch sử của đất nước: được nhìn xuyên suốt mạch thời gian từ quá khứ đến hiện tại và đến tương lai

- Văn hóa:

   + Phong tục tập quán: ăn trầu, búi tóc sau đầu,...

   + Truyền thống: đấu tranh dựng nước và giữ nước

   + Những câu chuyện kể từ ngàn đời

→ Một cách cảm nhận đất nước hoàn toàn mới mẻ, trên tất cả các phương diện, có chiều rộng của không gian, chiều dài của thời gian và chiều sâu của văn hóa

Câu 3 (trang 122, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Tư tưởng đất nước của nhân dân của tác giả được thể hiện trên các phương diện:

- Không gian địa lí: tác giả liệt kê các danh lam, thắng cảnh trên đất nước ta và khẳng định nhân dân chính là chủ nhân, là những người đã làm ra những danh lam thắng cảnh đó

   + Tình nghĩa thủy chung, thắm thiết: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái

   + Chiến đấu bảo vệ đất nước: chuyện Thánh Gióng

   + Cội nguồn thiêng liêng: đất tổ Hùng Vương

   + Truyền thống hiếu học: núi Bút non Nghiên

   + Hình ảnh đất nước tươi đẹp: con cóc, con gà...

   + Những cuộc di dân khai phá đất nước

- Chiều dài lịch sử:

Lịch sử 4000 năm của dân tộc được tạo nên từ mồ hôi và cả chính xương máu của nhân dân:

   + Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước, họ vừa lao động sản xuât vừa hăng hái chiến đấu

   + Tác giả nhấn mạnh đến những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.

- Bề dày văn hóa:

Nhân dân là những người đã tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: văn hóa: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”, ... từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền

Câu 4 (trang 123, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

   - Tác giả lấy chất liệu dân gian từ những câu ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục tập quán,...

   - Tác giả không sử dụng một các nguyên vẹn các chất liệu văn học dân gian ấy mà chỉ sử dụng một số từ ngữ, hình ảnh nhằm mục đích gợi liên tưởng, suy ngẫm trong lòng bạn đọc

→ Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm vừa quen vừa lạ. phảng phất văn học dân gian nhưng vẫn rất hiện đại.

Nội dung chính của văn bản:

   - Nội dung: bài thơ thể hiện cách nhìn mới mẻ, độc đáo về đất nước trên nhiều góc độ khác nhau: văn hóa, lịch sử, địa lí...Từ đó, làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”

   - Nghệ thuật: giọng thơ trữ tình, chính trị đằm thắm, dạt dào cảm xúc, sử dụng hình ảnh, yếu tố văn học, văn hóa dân gian.....


Soạn bài: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm siêu ngắn - Bản 3

Câu 1 trang 122 SGK Ngữ văn 12, tập 1

Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu -> Đất Nước có từ ngày đó): Đất nước có từ bao giờ?

- Phần 2 (tiếp -> Làm nên Đất Nước muôn đời): Đất nước là gì?

- Phần 3 (còn lại): Đất nước của ai? Do ai làm nên?

=> Các phần này liên kết chặt chẽ trên cơ sở lần lượt bày tỏ những nhận thức, chiêm nghiệm trên nhiều bình diện để lí giải về đất nước. 

Câu 2 trang 122 SGK Ngữ văn 12, tập 1

- Trong phần 1, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên bình diện thời gian, không gian, nguồn cội để cắt nghĩa, lí giải về đất nước.

- Cảm nhận về đất nước trên bình diện thời gian lịch sử:

+ Đất nước đã có từ rất lâu đời: đã có rồi, bắt đầu, lớn lên (các trạng ngữ để phiếm định thời gian, nhấn mạnh đất nước đã có từ xa xưa).

+ Đất nước hình thành từ một cộng đồng người cùng chung ngôn ngữ (cái kèo cái cột thành tên), phong tục, tập quán (ăn trầu, bới tóc sau đầu), truyền thống văn hóa và lịch sử (trồng tre đánh giặc), nếp cảm nếp nghĩ nếp sống (cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn), tập quán kinh tế (hạt gạo phải một nắng hai sương…).

- Cảm nhận về đất nước trên bình diện không gian:

+ Đất nước là không gian sinh tụ, không gian cội nguồn, không gian văn hóa (Đất là nơi chim về/…/Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng).

+ Đất nước trải ra theo chiều dài, chiều rộng kì vĩ: Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi.

+ Đất nước thống nhất giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và cộng đồng, cụ thể và trừu tượng, vật chất và tinh thần: Trong anh và em hôm nay/…/Đất nước vẹn tròn to lớn.

- Cảm nhận về đất nước trên bình diện văn hóa:

+ Phong tục tập quán: ăn trầu, búi tóc sau đầu,...

+ Truyền thống: đấu tranh dựng nước và giữ nước

+ Những câu chuyện kể từ ngàn đời

- Tác giả định nghĩa đất nước một cách độc đáo, tách hai tiếng Đất và Nước để lí giải rồi lại hợp làm một tạo nên những cách hiểu gần gũi mà sâu sắc.

=> Đất nước hiện lên vừa thiêng liêng, cao cả, diệu kì vừa gần gũi, gắn bó.

Câu 3 trang 122 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

- Nhân dân làm nên đất nước bằng lối sống nghĩa tình, truyền thống đánh giặc, tinh thần hiếu học, nếp cảm, nếp nghĩ, nếp sống bình dị (Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu/…/Bà Đen Bà Điểm). Từ những người có tên có tuổi đến những người dân thường vô danh đều có công lao làm nên đất nước: Và ở đâu trên khắp ruộng đồng…/…/đã hóa núi sông ta.

- Nhân dân bảo vệ đất nước: Khi có giặc…/…/đàn bà cũng đánh. Nhân dân bảo vệ đất nước như một lẽ hiển nhiên và thanh thản Họ đã sống và chết/…/…làm ra Đất Nước.

- Nhân dân giữ gìn, lưu truyền và phát triển đất nước từ yếu tố vật chất đến yếu tố tinh thần: truyền cho ta hạt lúa ta trồng, chuyền lửa, truyền giọng điệu, gánh theo tên xã tên làng, đắp đập be bờ,…

- Tác giả khẳng định thức nhận và suy tư sâu lắng nhất: Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân/ Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.Từ đó, tthức tỉnh và thúc giục thế hệ trẻ đương thời sống có trách nhiệm với đất nước giữa bối cảnh kháng chiến chống Mĩ: Dạy anh biết…/…/không sợ dài lâu.

Câu 4 trang 122 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

Thơ của Nguyễn Khoa Điềm

Gốc chất liệu văn hóa dân gian

…những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể

Câu mở đầu của các câu chuyện cổ tích dân gian

…với miếng trầu bây giờ bà ăn

Tục ăn trầu của người Việt và gợi nhắc các câu chuyện như “Sự tích trầu cau”, các bài ca dao dân ca có hình ảnh trầu cau

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Tục búi tóc sau gáy của người Việt xưa

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Gợi nhăc câu ca dao: Tay bưng chén muối đĩa gừng/Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Cái kèo cái cột thành tên

Thói quen đặt tên con cái theo các vật dụng cho dễ nuôi

…con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

….con cá ngư ông móng nước biển khơi

Những câu hò Bình Trị Thiên

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta…

Truyền thuyết Con rồng cháu tiên

 => Tác giả sử dụng phong phú và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian (truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca, phong tục tập quán…), không kể lể dài dòng cũng không trích dẫn nguyên văn mà vận dụng mềm mại, uyển chuyển trong câu thơ văn xuôi hiện đại khiến câu thơ cất lên vừa mới mẻ, vừa quen thuộc và có tác dụng biểu đạt, biểu cảm cao.

Nội dung chính

Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa,...

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác