logo

Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ngắn nhất. Với bản soạn văn 9 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Khái quát Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 


Bố cục 

- Phần 1: Từ đầu đến  “biết đó là triệu bất tường”: sự sa hoa vô độ của cuộc sống trong phủ chúa

- Phần 2: Còn lại: Sự tàn ác, dương oai múa võ của lũ quan lại dưới quyền chúa.


Tóm tắt

Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (ngắn nhất) | Soạn văn 9 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (ngắn nhất)


Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ được tác giả đề cập đến một cách cụ thể:

- Xây dựng đình đài liên miên

- Ngao du 3, 4 lần trong tháng

- Các nội thần thì bày bách hóa quanh hồ để bán

- Có nhạc công ngồi trên chuông chùa hay dưới gốc bến đá để hào vài khúc nhạc

- Thu hết những của cải quý hiếm, giá trị trong dân gian

- Bày trí trong phủ: bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non

- Không khí trong phủ: chim kêu vượn hót bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp , vỡ tổ tan đàn.

* Tác giả sắp xếp các chi tiết từ ngoài vào trong, từ cái nhìn viễn cảnh đến cái nhìn cận cảnh. Từ những từ ngữ sinh động, miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, đã cho thấy sự vô độ của cuộc sống của Chúa Trịnh Sâm cùng với lũ quan lại hầu cận.

* Cách mà tác giả nói : “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”, ở đây chính là cái nhận xét đánh giá của tác giả thông qua cái nhìn khách quan của những người có học vấn, có nhận thức, họ nhận thức được việc sa đọa đó của Chúa sẽ gây ra những hậu quả vô lường, ở đây, chính xác là máu là mồ hôi, là xương thịt của nhân dân.


Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Mượn cớ hai chữ “phụng thủ”, đem của cải, vật lạ dâng lên chúa, bọn quan lại hầu cận đã mượn gió bẻ măng để cướp bóc nhân dân.

- Ban ngày ra ngoài dọa nạt, dò xem nào có chậu hoa cây cảnh thì, chim tốt khướu hay thì biên ngay hai chữ phụng thủ

- Đêm đến lẻn ra khỏi thành, sai tay chân đến phăng đi rồi buộc cho tội là giấu vật dâng vua và dọa lấy để lấy tiền

* Đoạn văn cuối: sau khi đã trình bày, miêu tả sự việc ở bên trên, đoạn văn cuối tác giả lấy câu chuyện ở trong nhà mình -> làm cho sức thuyết phục được tăng cao, hơn nữa thể hiện cái nhận xét, đánh giá trực tiếp của tác giả.


Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Sự khác nhau giữa tùy bút và truyện

- Tùy bút: thường dùng để ghi chép các đối tượng con người, sự việc có thật, từ đó, tác giả bộc lộ thái độ chủ quan đối với đối tượng và sự việc đó

- Truyện: xuất hiện nhân vật, có cốt truyện theo trình tự logic từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc. Truyện thương là sự phản ánh của đời sống, có thể thêu dệt thêm những yếu tố không có thật nhưng có thể truyền tải được ý tưởng của tác giả.


Luyện tập

Cuối thế kỉ XVIII, đất nước ta dưới thời của Vua Lê – Chúa Trịnh với nhiều những bất công ngang trái trong xã hội. Cuộc sống phủ chúa đối lập hoàn toàn với đời sống của nhân dân. Trong Phủ Chúa, nào là chim muông đua hót, hoa đua thắm, đâu đâu cũng là của ngon, vật lạ, Vua Chúa thỏa sức hưởng lạc mà ăn chơi. Song, trái lại, nhân dân phải gánh chịu bao nhiêu khổ cực, nghèo túng. Người nông dân mất mùa, dân nghèo cơm không có ăn, không mảnh vải che thân, hàng nghìn người dân nghèo đói đã bị phơi xác với gió sương. Ngẫm lại, chỉ thấy thương cho dân chúng lầm than, càng vậy chúng ta càng thấy sự vô lại của quan lại, sự vô tâm của Vua Chúa, càng đáng phê phán hơn cuộc sống an nhàn, hưởng lạc của lũ Vua Chúa, quan lại khốn nạn.

Các bài viết liên quan Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác