logo

Soạn bài: Chiều tối (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Chiều tối ngắn nhất. Với bản soạn văn 11 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Khái quát tác phẩm Chiều tối

Soạn bài Chiều tối ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Chiều tối


Câu 1 

Bản dịch dịch khá sát nghĩa nhưng vẫn có 1 số câu chưa lột tả hết ý nghĩa của bản gốc.

+ Ở câu 2, từ “cô vân” ở câu thơ gốc diễn tả 1 chòm mây lẻ loi, đem đến cảm giác cô đơn, kết hợp từ láy “mạn mạn” gợi sự mệt mỏi, uể oải, câu thơ vừa có tác  dụng gợi tả, vừa có tác dụng gợi cảm, nhưng bản dịch dịch thành “trôi nhẹ” đã đánh mất sự gợi cảm của câu thơ.

+ Ở câu 3, bản gốc dùng từ “sơn thôn thiếu nữ” nhưng bản dịch lại dịch thành “cô em xóm núi” làm mất đi sắc thái tươi trẻ được thể hiện trong câu thơ. Điệp từ lặp vòng “ma bao túc- bao túc ma hoàn” không được nhắc đến trong bản dịch, bản phiên âm không có chữ “tối” nhưng bản dịch lại đưa vào.


Câu 2

Bức tranh thiên nhiên hiện liên với không gian rộng lớn vào thời điểm chiều tối- thời gian cuối ngày gợi sự mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi. Cảnh vật cũng hiện lên với sự cô đơn mệt mỏi. Cánh chim vội vàng bay về rừng tìm chỗ trú. “Chim mỏi” khắc hoạ cánh chim mệt mỏi sau một ngày dài bay khắp chốn, nó càng nhấn mạnh về thời điểm đêm muộn, đồng thời gợi con người về sự sum họp khi cánh chim cũng tìm về nơi trú. Trong khung cảnh đó, “cô vân” là đám mây cô đơn, lẻ loi trôi lững thững trên bầu trời khi tô thêm vào cái cô đơn, lẻ loi của cảnh vật khi chiều tối. Bằng bút pháp chấm phá, hình ảnh ước lệ tượng trưng và nghệ thuật tương phản, tác giả đã khắc họa lên bức tranh thiên nhiên núi rừng lúc chiều tối thật đẹp nhưng cũng man mác nỗi buồn và sự cô đơn.

Qua đây, ta cũng cảm nhận được những nét đẹp sâu sắc trong tâm hồn Bác. Đó là tình yêu thiên nhiên tha thiết, Bác đã hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên để viết lên những dòng thơ như vậy. Bác cũng là con người có tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, giữa cảnh tù đày vất vả vẫn cảm nhận được nét đẹp của thiên nhiên.


Câu 3 

Con người hiện lên qua hình ảnh cô thiếu nữ xóm núi đầy sức sống. Hai câu thơ chỉ dành để miêu tả con người, kết hợp với hình ảnh con người đang lao động trong tư thế khỏe khoắn, trẻ trung thể hiện vị trí trung tâm của con người. Không gian trong câu thơ trẻ nên ấm hơn vì sức sống của con người và hình ảnh “lò than rực hồng”. Chữ “hồng” tựa như thi nhãn của bài thơ, làm ý thơ đi từ bóng tối, vận động hướng đến ánh sáng. Nó thể hiện một tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh.

Hai câu thơ cũng thể hiện tài năng tài hoa của Bác. Bác đã sử dụng điệp từ vòng “ma bao túc- bao túc ma hoàn”, kết hợp bút pháp cổ điển lấy sáng tả tối, từ đó vẽ lên bức tranh thiên nhiên chiều tối nhưng không lạnh lẽo mà ấm áp vì con người và ánh lửa. Sự vận động của bài thơ thể hiện rõ tinh thần lạc quan, yêu đời của nhà thơ. Đó là tâm thế ung dung, tự tại dù trong hoàn cảnh tù đày.


Câu 4 

Nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong bài thơ là nghệ thuật tả cảnh thông qua bút pháp tả thực, khắc họa lại bức tranh thiên nhiên vừa có nét cổ điển bằng những hình ảnh ước lệ, bút pháp chấm phá, vừa có nét hiện đại qua những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với đời thường.

Sự sáng tạo, linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ của Bác thể hiện rõ nét qua bài thơ.


LUYỆN TẬP


Câu 1

Bài thơ có sự vận động rõ ràng, đi từ không gian lạnh lẽo đến không gian ấm cúng, đi từ bóng tối đến ánh sáng. Sự vận động của ý thư cũng tạo ra sự vận động của tâm trạng con người, đi từ tâm trạng uể oải, mệt mỏi, cô đơn đến niềm tin, hy vọng vào ánh sáng tương lai. Con người trong bức tranh thiên nhiên không hề nhỏ bé, cô độc như trong thơ trung đại cùng thời mà ngược lại, con người ở đây làm chủ bản thân, trở thành trung tâm của bức tranh trong tư thế lao động mạnh mẽ.


Câu 2 

Hình ảnh trung tâm của bài thơ là hình ảnh cô thôn nữ trẻ trung đầy sức sống và hình ảnh bếp lửa ấm áp. Sức sống mãnh liệt của cô gái tuổi đôi mươi trở thành trung tâm của bức tranh, bên bếp lửa đỏ hồng gợi sự ấm áp, sum vầy của gia đình, truyền đến cho người đọc sức sống và niềm hi vọng.


Câu 3

Hai câu thơ của Hoàng Trung Thông khẳng định thơ bác vừa có chất tình, vừa có chất thép. Thơ của Bác là sự hòa quyện giữa chất thơ và chất thép, đặc biệt là bài thơ Chiều Tối. Chất thơ, chất tình trong thơ Bác thể hiện qua những hình ảnh thơ lãng mạng, đậm chất trữ tình, nó còn xuất hiện từ tình yêu quê hương, thiên nhiên, đất nước, con người sâu sắc của Bác. Còn chất thép lại đến từ khí chất hiên ngang, bất khuất, tinh thần dũng cảm, hết lòng vì dân tộc, cũng từ phong thái ung dung, lạc quan giữa cảnh khó khăn, ở đây là cảnh tù đày của người chiến sĩ dân tộc.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác