logo

Soạn bài: Cảm xúc mùa thu (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 10 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Soạn bài: Cảm xúc mùa thu


Tìm hiểu bài Cảm xúc mùa thu

Soạn bài: Cảm xúc mùa thu ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai


Hướng dẫn học bài

Câu 1 

- Bố cục: 2 phần

+ Bốn câu đầu: miêu tả cảnh trời đất vào thu

+ Bốn câu sau: nỗi lòng của Đỗ Phủ khi ngắm mùa thu nơi đất khách

- Chia bài thơ thành 2 phần như vậy là theo mạch nội dung và cảm xúc của tác giả

Câu 2 

- Sự thay đổi tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau:

+ Bốn câu đầu: cảnh vĩ mô, tầm mắt mở ra xa: rừng phong, núi trời, mặt đất, mây,…

+ Bốn câu sau: không gian thu nhỏ về gần: khóm cúc, con thuyền

- Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là vì:

+ Thời gian dịch chuyển về chiều tối, khiến tầm nhìn thu hẹp lại

+ Kéo theo đó tâm trạng của tác giả cũng như trùng xuống, từ miêu tả cảnh thu lại để nói tới tình

Câu 3 

- Mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau: bốn câu thơ đầu tả cảnh thiên nhiên mùa thu tiêu điều hiu hắt là tiền đề để 4 câu thơ sau tác giả bộc lộ nỗi lòng, tình thu và nỗi nhớ quê nhà

- Mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề: bài thơ và nhan đề có mối quan hệ chặt chẽ bởi câu thơ nào trong bài cũng nói tới mùa thu và cảm xúc của tác giả cũng được thể hiện rõ ràng thông qua bài thơ.


Luyện tập

Câu 1 (trang 147 sgk Văn 10 Tập 1)

Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa:

- Ưu điểm: bản dịch thơ đã thể hiện được nội dung, ý nghĩa chính của bản gốc.

- Nhược điểm: Bản dịch còn một số câu chữ chưa lột tả được hoàn toàn nghĩa so với bản phiên âm.

+ Ở một số câu thơ, có một số từ ở bản gốc chưa được truyền tải hết ý nghĩa ở bản dịch, như: từ “điêu thương” ở câu 1, “thẳm”” ở câu ba, “cô” ở câu sáu.

+ Bản dịch thiếu đi một số từ ngữ giàu ý nghĩa: ví dụ: “lưỡng khai” ở câu năm.

Câu 2 (trang 147 sgk Văn 10 Tập 1)

Soạn bài: Cảm xúc mùa thu

- Chữ “lệ” có thể hiểu theo 2 nghĩa:

+ Nước mắt của nhà thơ khi ngắm hoa cúc và nhớ về quê nhà

+ Miêu tả những cánh hoa cúc nở tựa như cúc rơi nước mắt

Câu 3 (trang 147 sgk Văn 10 Tập 1)

Học thuộc bài thơ.


Các bản Soạn bài cảm xúc mùa thu khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác