logo

Soạn bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học


I. TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM


Câu 1. Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” và nêu ý nghĩa của chúng với bài thơ

Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” sử dụng kết hợp khá nhuần nhuyễn các yếu tố tự sự và miêu tả

- Khổ 1 gồm có hai câu đầu được viết theo lối tự sự còn ba câu cuối được viết theo lối miêu tả. Hai câu thơ đầu tiên tái hiện bối cảnh của câu chuyện về thời gian, đặc điểm thời tiết và hoàn cảnh bị tàn phá của ngôi nhà tranh. Ba câu thơ tiếp theo miêu tả cụ thể hơn về khung cảnh ngôi nhà bị tàn phá. Cách miêu tả đi từ khái quát đến cụ thể.

- Khổ 2 đan xen giữa tự sự mà biểu cảm khi chứng kiến cảnh lũ trẻ tranh nhau cướp tranh. Ba câu đầu thiên về tự sự về việc lũ tranh cướp tranh. Câu thơ thứ bốn kể lại sự bất lực của nhà thơ trước cảnh đó. Câu cuối dồn nén cảm xúc uất ức của nhà thơ trước tình cảnh bi đát của mình cũng như sự biến đổi tâm tính con người trong hoàn cảnh xã hội loạn lạc.

- Khổ 3 kết hợp cả tự sự, miêu tả và biểu cảm. Tính chất tự sự được thể hiện ở việc khắc họa cảnh căn nhà trong đêm mưa gió. Tính chất miêu tả thể hiện qua sự tái hiện gió “gió lặng”, mây “mây tối mực”, trời “trời thu tối mịt đêm đen đặc”, nhà “dột chẳng chừa đâu”, các đồ dùng trong gia đình “mền vải lâu năm lạnh tựa sắt”. Hai câu thơ cuối cùng thiên về bộc lộ cảm xúc khổ đau, nhiều tâm sự của nhà thơ.

- Khổ 4 sử dụng yếu tố biểu cảm nhằm thể hiện cảm xúc mang tinh thần nhân đạo cao cả của nhà thơ.

Ý nghĩa của các yếu tố tự sự và miêu tả với bài thơ

Thông thường thơ ca sẽ sử dụng yếu tố biểu cảm là chính. Tuy nhiên việc kết hợp các yếu tố khác như tự sự và miêu tả sẽ giúp cho bài thơ khắc họa chân thực và sống động hơn hoàn cảnh của nhân vật trữ tình. Đồng thời qua đó người đọc càng thấm thía và cảm động hơn tình cảm nhân văn cao cả của ông với kẻ sĩ nghèo, với thiên hạ.


Câu 2. Trả lời câu hỏi

a. Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả cũng như cảm nghĩ của tác giả. Nếu không có các yếu tố đấy thì yếu tố biểu cảm sẽ như thế nào?

- Các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn

+ Tự sự: Kể về việc đêm đến bố ngâm chân rồi rên vì đau mình và cả vì nhức chân, dùng rượu cũng không đỡ; kể chuyện bố đi sớm về khuya làm việc

+ Miêu tả: Tả bàn chân của bố không lành lặn vì dãi dầm mưa gió, tả dụng cụ đánh cá và cắt tóc của bố.

- Nếu như không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì khó thể hiện được yếu tố biểu cảm bởi không rõ đối tượng để khắc họa và gửi gắm tâm trạng của nhân vật trữ tình.

b. Sự chi phối của tình cảm tới tự sự và miêu tả

Nếu chỉ thuần miêu tả và tự sự thông thường thì bài văn sẽ vô hồn và không có mục đích nào ngoài khắc họa sự nghèo khó, vất vả của người bố. Tuy nhiên việc tác giả thổi hồn qua những câu văn bằng tình cảm yêu thương, trân trọng của mình khiến cho hình ảnh bàn chân dãi nắng dầm sương của bố không chỉ mang ý nghĩa khắc họa sự vất vả, lam lũ đơn thuần mà còn mang bao tình cảm của người con. Vì vậy, tự sự hay miêu tả trong bài văn này không chỉ mang mục đích đơn thuần như vốn có mà chủ yếu nhằm mục đích tạo dựng và khơi gợi cảm xúc trong người đọc.


II. LUYỆN TẬP


Câu 1. Kể lại “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” bằng văn xuôi biểu cảm

Mùa thu năm ấy, tiết trời chuyển gió lạnh, gió lốc hung dữ cuốn bay mất ba lớp tranh của nhà Đỗ Phú. Khung cảnh trở nên tan hoang bởi trận cuồng phong, mảnh cao mảnh thấp bay tứ tung, rải cả sang sông. Căn nhà không còn gì là nguyên vẹn sau cơn gió dữ dội ấy. Điều đáng buồn hơn là lũ trong trong thôn thấy ông già yếu không sức mà tranh nhau cướp tranh đi mất. Đứng trước cảnh ngôi nhà không thể vẹn nguyên, nhưng tuổi già sức yếu khiến nhà thơ chỉ biết bất lực gào thét rồi ấm ức quay về. Đem hôm đó, mây kéo đến rồi trời mưa nặng hạt cứ tiếp diễn. Căn nhà thiếu tranh chỉ đành chịu cảnh dột nát. Mền vải lâu năm thêm lạnh dưới từng cơn gió lại bị con nằm đạp rách. Trước tình cảnh đấy, nhà thơ đã đau buồn bởi tình cảnh rối ren của xã hội trong thời loạn nay lại càng thêm khốn khổ bởi cảnh thiên tai. Tuy nhiên tấm lòng nhân đạo của ông vẫn không vì thời thế mà suy chuyển. Trong hoàn cảnh đó, trái tim Đỗ Phủ vẫn sáng ngời tinh thần vị tha và nhân văn sâu sắc khi ông mong ước có ngôi nhà rộng lớn để che được được kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, cho dân chúng bớt khổ đau. Chỉ cần như thế thì riêng ông chịu chét rét cũng nguyện lòng.


Câu 2. Viết văn bản biểu cảm dựa trên bài văn cho sẵn

Nếu ai đó hỏi tôi về một món quà dung dị của tuổi thơ nhưng không thể quên được thì với tôi, đó là chiếc kẹo mầm. Đó là món quà quý giá mà tôi trân quý suốt cả cuộc đời. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh mẹ ngồi gỡ tóc rối bằng chiếc lược thưa làm từ gỗ vàng vàng rồi gỡ ra ít tóc rối, vo vo dắt lên mái hiên nhà. Chị tôi thấy thế cũng bắt chước làm theo. Mớ tóc rối ấy được giữ lại để mỗi lần có bà cụ rao đổi tóc đi qua, tôi lại dùng nó để đổi lấy chiếc kẹo mầm thơm ngọt. Chiếc kẹo ấy thật thần kì biết bao khi có thể khéo léo quấn thật nhiều vào đầu que nhưng nhanh chóng xẹp lại khi cho vào miệng. Tuy nó không làm từ chất liệu đường nhưng với tôi nó còn ngọt hơn cả kẹo bột, kẹo bi. Khi đã trưởng thành, mỗi lần nghe lại tiếng rao, lòng tôi không thể nguôi nỗi nhớ về mẹ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác