logo

Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đọc - Hiểu


Câu 1. Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ

- Bài thơ được chia thành 4 phần:

+ Phần 1: (Khổ 1): Cảnh nhà tranh bị gió thu phá

+ Phần 2: (Khổ 2): Cảnh lũ trẻ tranh nhau cướp tranh

+ Phần 3: (Khổ 3): Nỗi khổ của gia đình trong đêm mưa khi ngôi nhà đã bị phá

+ Phần 4: (Khổ 4): Ước mong của nhà thơ về ngôi nhà muôn ngàn gian che cho kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ.

- Thống kê số câu mỗi phần;

+ Phần 1, 2, 3: 5 câu

+ Phần 4: 8 câu

- Lý giải sự khác nhau về số lượng chữ, câu ở các phần

+ Phần 1 và 2 chủ yếu thiên về tự sự kết hợp với miêu tả nên số câu ít hơn. Riêng phần 3 có số câu dài hơn nhằm nhấn mạnh nỗi khổ của nhà thơ trước gia cảnh khó khăn lại gặp lúc mưa gió.

+ Phần 4 có số câu dài nhất bởi đây là phần dồn nén những cảm xúc, tâm tư, khát vọng của nhà thơ. Đó không chỉ là ước nguyện về ngôi nhà che mưa chắn gió cho bản thân mà còn là mái nhà rộng lớn để kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ có được chỗ dung thân. Cảm xúc ấy gặp hoàn cảnh mà trào dâng mãnh liệt khiến cho số chữ trong câu cũng dài hơn những phần trước.


Câu 2. Kẻ bảng

  Phương thức biểu đạt

Miêu tả

Tự sự

Biểu cảm trực tiếp

Miêu tả kết hợp tự sự

Miêu tả kết hợp biểu cảm

Tự sự kết hợp biểu cảm

Kết hợp cả ba phương thức

Phần 1

 

 

 

X

 

 

 

Phần 2

 

 

 

 

 

x

 

Phần 3

 

 

 

 

x

 

 

Phần 4

 

 

x

 

 

 

 


Câu 3. Những nỗi khổ của nhà thơ và cách ông miêu tả sinh động về những nỗi khổ đó

Trong bài thơ, nhà thơ đã đề cập một số nỗi khổ rất chân thực và sinh động

Đầu tiên là nỗi khổ khi nhà bị gió cuốn đi mất khiến cho kẻ nghèo không còn chỗ nương thân. Mở đầu bài thơ, nhà thơ khắc họa hình ảnh “thu cao, gió thét già” khiến người đọc có thể hình dung được sự dữ dội, khốc liệt của thiên nhiên. Tiếp đó là khung cảnh tan hoang của ngôi nhà khi tranh bay tuốt sang sông.

Không dừng lại ở đó, nhà thơ còn không dấu nổi sự thương tâm và bất lực khi chứng kiến sự thay đổi bản tính của con người trong thời loạn lạc. Thông thường trẻ con đều ngây thơ, không tính toán, vụ lợi. Nhưng gặp buổi đói kém trong cơn binh biến, những đứa trẻ lại trở nên ích kỉ, bất chấp tất cả mà tranh cướp nhau trước tình cảnh cụ già sức tàn lực kiệt không thể làm gì. Cuối cùng, nhà thơ chỉ biết “Quay về, chống gậy lòng ấm ức”.

Cuối cùng và cũng là nỗi đau hơn hết thảy là tình cảnh khổ sở khi phải trải qua đêm mưa lạnh gió trong cảnh màn trời chiếu đất. Một loạt cảnh được nhà thơ khắc họa càng đẩy nỗi khổ này lên đến đỉnh điểm như “Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt”, con nằm đạp lót nát lại thêm cảnh nhà dột. Nhưng tất cả chưa dừng lại ở đó, hoàn cảnh ra đời của bài thơ còn là lúc đất nước bạo loạn liên miên với sự biến An Lộc Sơn – Sử Tư Minh. Bởi vậy nên nhà thơ không thể không lo lắng, nghĩ suy tới vận nước, tới người dân ‘Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê”. Đêm cứ thế càng dài thêm, nỗi khổ đau lại càng chồng chất khổ đau.


Câu 4. Giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm như thế nào nếu không có năm dòng cuối

Năm câu cuối của bài thơ là kết tinh cao đẹp nhất của giá trị nhân đạo mà nhà thơ muốn truyền tải tới người đọc. Nếu như không có những dòng thơ cuối này thì bài thơ chỉ đơn thuần là khắc họa hiện thực đau khổ, bi đát của nhà thơ cũng như của những dân nghèo cùng khổ trong cơn suy biến của xã hội.

Tình cảm của nhà thơ có thể được chia thành hai loại là nhân ái và vị tha. Tình cảm nhân ái được thể hiện ở việc nhà thơ ước mong có mái nhà rộng lớn có thể che chở cho kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ. Căn nhà ấy có thể vững vàng trước gió mưa của thiên nhiên hay là giông bão của thời cuộc. Thông thường trong hoàn cảnh khổ đau của bản thân, người ta chỉ quan tâm làm sao để mình có thể vượt qua nó. Nhưng điều đáng trân trọng ở nhà thơ là ông suy nghĩ đến những hoàn cảnh, những mảnh đời cũng có chung nỗi khổ mà mở rộng ước mơ của bản thân mình. Đồng thời, tinh thần nhân đạo của nhà thơ còn thể hiện ở tình cảm vị tha hết mực. Tuy đang trải qua cơn mưa bão dưới mái nhà tan hoang nhưng nhà thơ vẫn sẵn sàng hi sinh thân mình để đổi lại sự bình an, yên ấm cho kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”.

Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (chi tiết) | Soạn văn 7


Các bài viết liên quan bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác