logo

Soạn bài: Các phương châm hội thoại (ngắn nhất)

icon_facebook

Soạn bài: Các phương châm hội thoại (ngắn nhất)

 


I. Phương châm về lượng

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Câu trả lời của Ba không đáp ứng được yêu cầu so với câu hỏi của An => Ba cần đưa ra câu trả lời có thông tin về địa điểm mà Ba học bơi => trong giao tiếp, cần chú ý đến câu hỏi của đối tượng tham gia giao tiếp để đưa ra các thông tin đúng trọng tâm

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Nội dung gây cười trong chuyện cười đó là về tính hay khoe khoang của hai anh chàng có “lợn cưới” và anh chàng có “áo mới”. Do mắc tính hay khoe, nên cuộc giao tiếp của hai anh chàng chỉ mang tính khoe của mình. Lẽ ra anh có lợn cưới chỉ cần hỏi “ Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? Và anh kia chỉ cần trả lời “tôi không thấy con lợn nào chạy qua cả”. Việc đưa ra các thông tin như câu chuyện vừa thừa thông tin vừa khiến cho hiệu quả giao tiếp không được tốt, mà gây cười cho người đọc.

⇒Như vậy, Khi giao tiếp cần trả lời đúng vào nội dung câu hỏi không nói thừa, nói thiếu nội dung thông tin


II, Phương châm về chất

Truyện cười trong bài nhằm phê phán tính khoác lác, hay nói những điều không có thật và nói những điều mình không chắc chắn là có thật

⇒Trong giao tiếp, cần tránh nói những điều mình không chắc chắn, những điều không có thật


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Phân tích lỗi trong các câu trong bài

a) Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà => Câu này thừa thông tin “nuôi ở nhà” bởi, từ “gia súc” đã mang nội dung ý nghĩa là ở nhà

b) Én là một loài chim có hai cánh => câu thừa thông tin “ có hai cánh”, bởi vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.

Câu 2 (trang 10 - 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Điền từ ngữ thích hợp

a) Nói có căn cứ chắc hắn => nói có sách, mách có chứng.

b) Nói sai sự thật một cách cố ý nhằm che giấu điều gì => nói dối.

c) Nói một cách hú họa, không có căn cứ => nói mò.

d) Nói nhảm nhí, vu vơ => nói nhăng nói cuội.

e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi….=> nói trạng.

Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Chuyện cười đã không tuân thủ phương châm về lượng. Lượng thông tin trong câu hỏi bị thừa (“rồi có nuôi được không”), bởi nếu không nuôi được thì làm sao có anh bạn trước mặt để mà an ủi mình. => Đó cũng chính là nội dung gây cười trong câu chuyện này

Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

a) Trong giao tiếp, nhằm đảm bào phuong châm về chất, do đó người nói hay dùng các cách nói như trên để thông báo cho người nghe biết rằng, thông tin người nói nói ra chưa được kiểm chứng, chỉ mang tính chất phỏng đoán, không chắc chắn

b) Người nói dùng cách nói như vậy để đảm bảo phương châm về lượng trong giao tiếp, hướng người nghe đến thông tin được chuyển ý từ trước đến sau, không làm thừa thông tin trong giao tiếp.

Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Ăn đơm nói đặt: đó là nói về việc đặt điều, bịa chuyện cho người khác, việc đó là không có thật

- Ăn không nói có: nói không có căn cứ, bịa đặt cho người khác

- Cãi chày cãi cối: bảo thủ, tranh cãi nhưng không đưa ra được lí lẽ thuyết phục

- Khua môi múa mép: nói ba hoa, khoác lác.

- Nói dơi nói chuột: nói vu vơ, linh tinh không căn cứ

- Hứa hươu hứa vượn: lời hứa viển vông, không đáng tin.

=> Các thành ngữ trên đều chỉ những trường hợp vi phạm phương châm về chất.

Soạn bài: Các phương châm hội thoại (ngắn nhất) | Soạn văn 9 ngắn nhất – TopLoigiai

Soạn bài: Các phương châm hội thoại (ngắn nhất) | Soạn văn 9 ngắn nhất – TopLoigiai

Soạn bài: Các phương châm hội thoại (ngắn nhất) | Soạn văn 9 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads