logo

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 9 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Khái quát tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh để soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh ngắn nhất


Bố cục bài Phong cách Hồ Chí Minh

- Phần 1: Từ đầu đến "rất hiện đại" Giới thiệu khái quát về quá trình hoạt động và tiếp thu những nền văn hóa, văn minh thế giới của Hồ Chí Minh

- Phần 2: Tiếp đến "hạ tắm ao": Vẻ đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh hiện lên ở mọi phương diện

- Phần 3: còn lại: Khẳng định vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của Người.

Soạn bài: Phong cách Hồ Chí Minh ngắn nhất | Soạn văn 9 ngắn nhất – TopLoigiai

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh (ngắn nhất)


Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trong tác phẩm, chúng ta thấy, tác giả đã ca ngợi vốn trí thức văn hóa nhân loại hết sức sâu rộng của Bác Hồ. Đó là quá trình Bác tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên Thế giới từ Đông sang Tây, từ các nước Châu phi, châu Á, châu Mĩ,…Hơn thế nữa, Bác Hồ còn nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng Ngoại ngữ: Anh, Pháp, Hoa, Nga,… Không những vậy, Bác còn thử sức mình ở nhiều lĩnh vực, nhiều công việc khác nhau.

*Để tích lũy cho mình vốn tri thức sâu rộng như vậy, Bác Hồ đã không ngừng cố gắng để học hỏi, tìm tòi để am hiểu về văn hóa của các dân tộc, cũng như các nước Bác đã từng đặt chân đến. Không chỉ là tiếp xúc, mà Bác luôn có sự chọn lọc trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Bác tiếp thu những giá trị văn hóa hay, đẹp và tích cực phê phán những điều tiêu cực của văn hóa tư bản.


Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trong Bác, chúng ta thấy được sự kết hợp hài hòa của một lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác, điều đó thể hiện trong tác phẩm như sau:

-Nơi ở và làm việc: Vẻn vẹn chỉ gói gọn trong chiếc nhà sàn nhỏ, và chiếc  nhà sàn ấy "chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ"

-Trang phục: Hình ảnh của Bác gắn liền với "chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ"

-Ăn uống: Rất đạm bạc, với những món ăn của dân tộc, không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cháo hoa, cà muối

-Đồ dùng: quân tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài ba bộ quần áo, vài vật kỉ niệm

=> Kể về Bác, "quả như một câu chuyện thần thoại về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích"


Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Có thể nói, lối sống của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, bởi lẽ:

Bác Hồ là một vị lãnh tụ của đất nước, mang trong mình chí lớn cùng một tâm hồn của một nhà thơ lớn. Do vậy, lối sống của Bác là sự kết hợp hài hòa ở cả 2 phương diện giản dị mà lại rất thanh cao.

Giản dị ở đây biểu hiện qua cách ăn mặc, đồ dùng, nơi ở, tuy nhiên không vì thế mà quy vào chung với khái niệm cơ cực, kham khổ. Mà điều đặc biệt, trong điều giản dị của Bác, chúng ta thấy được tư thế, tâm thế ung dung, lạc quan và sự "nhàn" trong Bác. Sẵn trong mình tâm hồn của một nhà thơ lớn, Bác luôn khao khát sống và hòa mình vào thiên nhiên, do đó, cách Bác chọn nơi ở cũng thể hiện được phong cách của một tâm hồn hết sức lãng mạn.


Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Bác Hồ - một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, dành cả đời mình cống hiến vì sự nghiệp nước nhà, đi nhiều nơi, học hỏi và tiếp thu những nền văn hóa văn minh của nhân loại. Không những thế, Người còn luôn được kính trọng và ca ngợi bởi lối sống giản dị, và phong cách hết đỗi thanh cao. Trong lối sống của Bác, luôn thể hiện một tinh thần dân tộc, một phong thái lạc quan, ung dung và thể hiện một tâm hồn của một nhà thơ lớn của Việt Nam. Vẻ đẹp về lối sống của Bác thể hiện ở mọi phương diện từ cách ăn uống, nơi ở, từ bộ quần áo đến đôi dép cao su thô sơ,… Những điều đó, đã tạo nên một phong cách rất riêng của Hồ Chí Minh, một phong cách mà đáng để thế hệ sau học tập và ca ngợi.


Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh ngắn nhất phần - Luyện tập

Đọc kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đôi dép Bác Hồ - Lối sống giản dị

Đôi dép của Bác "ra đời" vào năm 1947, được "chế tạo" từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.

Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...

Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần "xin" Bác đổi dép nhưng Bác bảo "vẫn còn đi được".

Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo dấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới...

Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:

- Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....

- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.

Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...

Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ "đôi hài thần kỳ" ấy.

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép "thâm niên" ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác "lẹp xẹp" lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, "vượt vây" chạy biến...

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh.

- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn.

- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn "thọ" lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...

Các bài viết liên quan tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 02/07/2021

Tham khảo các bài học khác