logo

Soạn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh (chi tiết)


Soạn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh (chi tiết)


I. Kết cấu của văn bản thuyết minh

a.

- Văn bản 1:

+ Đối tượng thuyết minh: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

+ Mục đích thuyết minh: giới thiệu những điểm đặc trưng, nổi bật của lễ hội

- Văn bản 2:

+ Đối tượng thuyết minh: Bưởi Phúc Trạch

+ Mục đích thuyết minh: Đặc điểm của bưởi Phúc Trạch

b.

- Văn bản 1:

+ Giới thiệu chung về hội thổi cơm

+ Trình bày chi tiết quy trình thi thổi cơm diễn ra như thế nào

+ Ý nghĩa của hội thi đối với mọi người

- Văn bản 2:

+ Cách nhận biết bưởi Phúc Trạch

+ Hương thơm, mùi vị, cách bổ bưởi

+ Công dụng và sự nổi tiếng của bưởi Phúc Trạch

c.

- Văn bản 1: sắp xếp theo thời gian từ trước khi bắt đầu cuộc thi rồi đến các hoạt động trong cuộc thi cho đến khi chấm điểm kết thúc lễ hội

- Văn bản 2: sắp xếp theo trình tự không gian từ cách nhìn để nhận biết bưởi Phúc Trạch rồi bóc vỏ nhìn từng múi bên trong quả bưởi

Các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh:

- Theo trình tự thời gian

- Theo trình tự không gian

- Theo trình tự logic

- Theo trình tự hỗn hợp


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 168 SGK Văn 10 tập 1)

- Chọn hình thức kết cấu theo trình tự hỗn hợp khi thuyết minh bài “Tỏ lòng” – Thuật Hoài[A1] 

Câu 2 (trang 168 SGK Văn 10 tập 1)

- Thuyết minh một di tích, một thắng cảnh đất nước:

+ Nêu vị trí của di tích, thắng cảnh đó

+ Tóm tắt lịch sử hình thành di tích, thắng cảnh đó

+ Giới thiệu chi tiết vẻ đẹp của di tích, thắng cảnh đó

+ Di tích, thắng cảnh đó mang ý nghĩa gì?

+ Vì sao mọi người nên một lần đến đó?

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác