logo

Soạn bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (chi tiết)


Soạn bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (chi tiết)


I. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 84 SGK Ngữ Văn 10 tập 1) bài 1,2

Người than thân: người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Thân phận: người phụ nữ trong xã hội xưa bị coi thường nhưng họ luôn mang trong mình một tâm hồn trong trắng, đức hạnh.

Bài 1: Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Người phụ nữ được ví như tấm lụa đào => nỗi đau của người phụ nữ đẹp nhưng “phất phơ”, “không biết vào tay ai”, không biết tương lai, số phận của mình sẽ ra sao.

Bài 2: Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Người phụ nữ được so sánh với củ ấu gai cùng câu thơ “ Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi” => nỗi đau của người phụ nữ xã hội xưa khi người ta đánh giá họ qua ngoại hình mà không công bằng nhìn nhận nhân phẩm, con người họ.

Câu 2 (trang 84 SGK Ngữ Văn 10 tập 1) bài 3

Mở đầu của bài 3 bắt đầu bằng từ “Ai”

“Ai làm chua sót lòng này, khế ơi!”

Từ “ai” gợi sự cay đắng đầy trách mọc và oán giận

Mặc dù lỡ duyện nhưng vẫn thủy chung, điều đó được thể hiện qua hệ thống hình ảnh ẩn dụ, so sánh:

Hình ảnh ẩn dụ: sao Hôm, sao Mai, mặt Trăng, mặt Trời

Hình ảnh so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” => sự thủy chung, hết lòng đợi chờ.

Tác giả lấy hình ảnh thiên nhiên vũ trụ để khẳng định tình nghĩa con người vì đây là những hình ảnh gần gũi với người dân lao động đồng thời sự trường tồn của thiên nhiên vũ trụ cũng là khẳng định tình nghĩ thủy chung mãi mãi này.

Ý nghĩa câu thơ:

Sao Kim mọc sớm từ buổi chiều nên được gọi là sao Hôm, có khi sao Hôm vượt lên đến đỉnh của bầu trời nên gọi là sao Vượt => tình nghĩa thủy chung, bền chặt, vượt qua giới hạn để đến với tình yêu.

Câu 3 (trang 84 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Thủ pháp:

+ Ẩn dụ: khăn, đèn (“Khăn thương nhớ ai”, “Đèn thương nhớ ai”)

+ Hoán dụ: mắt (“Mắt thương nhớ ai”)

Phép lặp: Các từ “thương, nhớ” lặp lại nhiều lần => nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, khôn nguôi

Câu hỏi tu từ “thương nhớ ai?” => nỗi nhớ mãnh liệt, rạo rực trong lòng người

Tất cả diễn tả tâm trạng nhớ nhung đến da diết, cháy bỏng

Câu 4 (trang 84 SGK Ngữ Văn 10 tập 1) bài 5

Hình ảnh chiếc cầu – dải yếm:

+ “Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”: chiếc “cầu” chính là cầu nối nhân duyên giữa chàng trai và cô gái. Hình ảnh “chiếc cầu dải yếm” chính là niềm mơ ước tình yêu đôi lứa hạnh phúc, bền lâu của chàng trai cô gái

Câu 5 (trang 84 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Ca dao dùng hình ảnh muối – gừng để nói đến tình nghĩa con người vì muối có vị mặn đậm đà, gừng có mùi thơm vị cay nhẹ => hương vị tình người

Phân tích:

Muối và gừng biểu trưng cho tình nghĩa mặn nồng, đằm thắm

“Ba năm”, “chín tháng”, “ba vạn sau ngàn ngày” thể hiện sự thủy chung, gắn bó, bền lâu, dù thời gian có trôi thì tình nghĩa vẫn còn đó không hề phai phôi

Câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh gừng và muối:

“Tay bưng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

Câu 6 (trang 84 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Biện pháp nghệ thuậ thường dùng:

Biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá

Lặp từ, lặp cấu trúc câu

Nét khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết:

Từ ngữ tự nhiên, thân mật, dễ hiểu, gần gũi với người dân lao động

Sử dụng những hình ảnh thân quen

Văn học viết thì từ ngữ trang trọng, học thuật hơn


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

“Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân”

“Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”

“ Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai”

“Thân em như thể cánh bèo

Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi”

“Thân em như hạc đầu đình

Muốn bay chẳng cất mình nổi mình mà bay”

Ý nghĩa: những câu than thân, trách phận, thương cho số phận người phụ nữ xã hội phong kiến xưa

Câu 2 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Những câu ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn:

“Em ôm bó mạ xuống đồng,

Miệng ca tay cấy mà lòng nhớ ai!”

“Núi cao chi lắm núi ơi!

Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương”

“Thuyền về có nhớ bến chăng ?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

“Em về anh mượn khăn tay

Gói câu tình nghĩa, lâu ngày sợ quên”

“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ người đẫy gấm, khăn điều vắt vai”

“Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

– Nguyễn Khoa Điềm

Đây chính là tình cảm đôi lứa thương nhớ nhau hòa cùng với tình yêu đất nước, yêu tổ quốc tha thiết.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác