logo

Soạn bài: Bố cục trong văn bản (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Bố cục trong văn bản chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Soạn bài Bố cục trong văn bản Đọc - Hiểu

1. Bố cục của văn bản

a. Các đề mục cũng như nội dung của lá đơn xin vào đội cần phải được trình bày đúng trình tự. Điều này đảm bảo cho lá đơn mạch lạc và có hệ thống. Vì vậy nên không thể đảo nội dung và thích viết cái gì trước thì viết được.

b. Bố cục là điều rất cần quan tâm khi xây dựng văn bản. Điều này giúp nội dung của văn bản được rõ ràng và có lớp lang thứ tự tiện cho việc theo dõi. Đồng thời còn thể hiện được sự logic của người nói, người viết.  


2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản

a. Cả hai câu chuyện được đề cập đều chưa có bố cục hợp lý

b. Điều này thể hiện ở cách sắp xếp ý nghĩa câu ở hai văn bản.

- Ví dụ như ở văn bản thứ nhất: tác giả đang kể chuyện câu chuyện ếch sống trong giếng cho đến lúc đi ra ngoài và bị trâu dẫm bẹp rồi nay lập tức chuyển sang khẳng định mối quan hệ của trâu với nhà nông. Rõ ràng hai vế như vậy không có sự liên quan gì vì mặt nội dung.

- Ở văn bản thứ hai, nhắc đến việc người có áo mới khoe áo mới trước khi nói lý do người đó có cơ hội để khoe được áo mới.

c. Sửa lại

 - Văn bản 1: Để đảm bảo tính thống nhất về bố cục thì văn bản nên bỏ câu cuối cùng khẳng định trâu là bạn của nhà nông. Như vậy bố cục lúc đó sẽ là có một con ếch chuyên sống trong giếng nên góc nhìn của nó về bầu trời rộng lớn ngoài kia chỉ bằng miệng giếng bé tí. Trong vương quốc của nó thì vô cùng oai với bọn cua ốc. Cho đến khi trời mưa và ếch bị cuốn ra ngoài. Nó vẫn giữ thói nhâng nháo và bị trâu dẫm bẹp.

- Văn bản 2: Ở đoạn 2 của văn bản này, nên đảo thứ tự hai câu với nhau. Khi đó bố cục văn bản sẽ như sau. Có một anh chàng tính hay khoe. Hôm anh ta may được áo mới và ra đứng trước cửa đợi nhưng mãi chẳng ai khen. Tình cờ có anh có lợn cưới chạy qua và hỏi về con lợn nhân tiện khoe của thì anh áo mới cũng chớp lấy cơ hội vừa trả lời câu hỏi của anh lợn cưới vừa khoe luôn chiếc áo mới của mình.


3. Các phần của bố cục

a. Nhiệm vụ của các phần

- Mở bài: giới thiệu chung về sự vật, sự việc, hiện tượng được đề cập đến

- Thân bài:

   + Văn bản miêu tả: tả lại đối tượng được đề cập trong phần mở bài

   + Văn bản tự sự: kể lại câu chuyện được giới thiệu trong phần mở bài

- Kết bài:

   + Văn bản miêu tả: nêu cảm nhận chung hoặc đánh về đối tượng được miêu tả

    + Văn bản tự sự: tổng quát về diễn biến hoặc nêu cái kết của chuyện (có thể đi kèm với một số bình luận của tác giả)

b. Việc phân biệt tách bạch các phần là rất cần thiết bởi mỗi phần có một chức năng và nhiệm vụ riêng. Nếu lẫn lộn giữa các phần thì rất dễ tạo nên sự thiếu nhất quán và không làm nổi bật được nội dung chung.

c. Tuy trong thực tế không ít hiện tượng mỗi phần có thể kiêm một số nội dung trong các phần khác nhưng nhìn chung mỗi phần đều có chức năng riêng đã được chỉ rõ trong câu a đồng thời cũng có rất nhiều mối liên quan, tương hỗ lẫn nhau nên rất độc lập với nhau. Vậy nên đánh giá đó chưa toàn diện.

d. Chức năng và nhiệm vụ của mỗi phần đều có sự độc lập nhất định và đều có vị trí quan trọng giống nhau.


Soạn bài Bố cục trong văn bản Luyện tập


Câu 1. Lấy ví dụ

Ví dụ như câu chuyện Lợn cưới áo mới đã được đề cập ở phần I. Nếu như sửa câu chuyện lại như sau thì nhất định bố cục sẽ không được đảm bảo

“Có một anh chàng rất thích khoe khoang. Có một hôm có anh khác đi qua và hỏi “Anh có thấy con lợn cưới của tôi đi qua đây không. Anh chàng có áo mới ngay lập tức mặc chiếc áo mới và đứng đợi người đi qua để khoe về chiếc áo mới này. Anh chàng có áo mới ngay lập tức trả lời “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này thì không thấy con lợn nào đi qua cả”


Câu 2. Bố cục văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”

a. Mở bài: Tái hiện lại cảnh hai anh em đang chia nhau đồ chơi trước lúc chia xa

b. Thân bài:

- Quay ngược lại quá khứ, tái hiện lại quá khứ yên bình và sống trong tình thương yêu của hai anh em.

- Trở lại mái trường xưa và chia tay với cô giáo, các bạn

c. Kết bài: Kết cục của việc chia đồ chơi và hai anh em chính thức li biệt.

=> Nhận xét: Bố cục rành mạch và hợp lý về cả diễn biến thời gian, diễn biến hành động và diễn biến tâm lý.


Câu 3. Biên bản

Nhìn chung, cấu trúc như vậy khá là rõ ràng nhưng chưa được hợp lý ở một số điểm như sau:

Mở bài: Cần có mục họ tên, đề tài mà mình báo cáo

Thân bài: phần (4) nên bỏ đi

Kết bài: hơi cụt nên người viết có thể trình bày vài lời khái quát đi kèm với định hướng chung.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 13/08/2021

Tham khảo các bài học khác