Đề bài: Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ sau:
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Tương tư, Nguyễn Bính)
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh,
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời,
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm,
Em! Xích lại! Và đưa tay anh nắm!
(Tương tư chiều, Xuân Diệu)
Bài làm
1. Mở bài: Giới thiệu
- Nêu ngắn gọn hai tác giả/tác phẩm thơ
- Vẻ đẹp của tình yêu thể hiện thật độc đáo, thú vị qua hai bài thơ: Tương tư của Nguyễn Bính và Tương tư chiều của Xuân Diệu.
2. Thân bài:
* Điểm tương đồng giữa hai tác phẩm/đoạn trích thơ
- Hai tác phẩm cùng viết về đề tài tình yêu, với chủ đề nỗi nhớ, tương tư – một trạng thái tình cảm thường xuất hiện khi yêu.
- Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt cả hai đoạn thơ là nỗi nhớ da diết, mãnh liệt của chủ thể trữ tình với người mình yêu qua đó bộc lộ khát vọng yêu thương gắn bó trong tình yêu.
- Lí giải:
+ Đề tài tình yêu luôn hấp dẫn và là nguồn cảm hứng vô tận cho những nhà thơ theo trường phái thơ ca lãng mạn như Nguyễn Bính và Xuân Diệu.
+ Cả hai đều cố gắng tìm tòi sáng tạo trong đề tài tình yêu, bên cạnh những chủ đề quen thuộc, hai tác giả đã chọn diễn tả trạng huống “tương tư” - một trong những biểu hiện tâm trạng trong tình yêu khó diễn tả nhất làm linh hồn cho bài thơ.
+ Cùng giai đoạn sáng tác theo tinh thần Thơ Mới, cách thể hiện cảm xúc trong tình yêu ở hai bài thơ có phần cởi mở, mạnh bạo hơn so với tinh thần thơ Trung đại.
* Điểm khác biệt giữa hai tác phẩm/đoạn trích thơ
- Thể thơ:
+ Bài “Tương tư” của Nguyễn Bính viết theo thể thơ lục bát quen thuộc, bình dị, khiến giọng điệu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
+ Bài thơ “Tương tư chiều” của Xuân Diệu viết theo thể thơ tự do, câu từ phóng khoáng, không theo khuôn khổ nên cảm xúc bộc lộ trực tiếp dạt dào, mãnh liệt.
- Nhân vật trữ tình
+ Bài “Tương tư” của Nguyễn Bính, nhân vật trữ tình dịu dàng, đăm thắm và có phần nhút nhát, e dè: cách xưng hô khiêm nhường hành động hướng nội; tâm trạng hoài nghi, tự ti.
+ Bài thơ “Tương tư chiều” của Xuân Diệu, nhân vật trữ tình mạnh bạo, chủ động trong tình yêu: xưng hô suồng sã (anh-em); hành động bạo dạn.
- Cách thức thể hiện cảm xúc:
+ Bài “Tương tư” của Nguyễn Bính, sử dụng từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ, ví von đầy sự kín đáo, ý nhị trong tình yêu.
+ Bài thơ “Tương tư chiều” của Xuân Diệu, chọn lối bộc lộ cảm xúc trực tiếp, sử dụng nhịp thơ ngắn, nhanh, mạnh, kiểu câu đặc biệt, câu rút gọn… khiến giọng thơ mạnh mẽ, quyết liệt, mãnh liệt, say đắm.
- Lí giải:
+ Do phong cách sáng tác hai nhà thơ khác nhau: một người giản dị, “quê mùa”, một người “mới mẻ, sáng tạo, sôi nổi”
+ Do quan niệm về tình yêu khác nhau: Nguyễn Bính luôn giữ khoảng cách đủ để trân trọng và ngưỡng mộ tình yêu. Xuân Diệu yêu một cách vồ vập và chiếm lĩnh.
3. Kết bài
* Đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ
- Mỗi bài thơ đều đem đến những trải nghiệm cảm xúc thú vị cho độc giả về tình yêu.
- Hai đoạn thơ cho thấy dù là ai, dù cách biểu hiện như thế nào thì tình yêu vẫn luôn mãnh liệt và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm hồn con người.
- Hai đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của hai nhà thơ, bộc lộ cá tính sáng tạo độc đáo, riêng biệt của hai nhà thơ.