logo

So sánh sự khác biệt trong cách "thuần hóa" ong rừng của người dân vùng U Minh qua bài Đi lấy mật

Câu hỏi: So sánh sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh qua bài Đi lấy mật

Lời giải 

Người dân vùng U Minh có cách “thuần hóa” ong rừng bằng tổ ong hình dáng nhánh kèo. Còn người La Mã nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy. Đối với người Mễ Tây Cơ, họ nuôi ong bằng đất nung, như một cái ống có hai cái loa hai đầu, giữa lưng ống đắp một hình đầu người nho nhỏ làm vật trang trí, dùng hai sợi thừng treo lên cành cây. Người Ai Cập lại nuôi ong trong những tổ bằng sành, hình ống dài, xếp chồng lên nhau, đặt trên bãi cỏ… Mỗi người dân ở một vùng, người ta sẽ có những cách nuôi ong khác nhau.

So sánh sự khác biệt trong cách "thuần hóa" ong rừng của người dân vùng U Minh qua bài Đi lấy mật

>>>Xem trọn bộ: Bài Đi lấy mật SGK 7 trang 20, 22, 23, 24 - Văn Kết nối tri thức

Tìm hiểu thêm về vùng U Minh

Rừng U Minh có diện tích khoảng 2.000 km², nằm sát Vịnh Thái Lan, thuộc hai tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Rừng U Minh là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quý hiếm trên thế giới, gồm phần trên là Vườn quốc gia U Minh Thượng, phần dưới là Vườn quốc gia U Minh Hạ. Giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông Trẹm và sông Cái Tàu. Nơi đây thiên nhiên rất hùng vĩ và hoang sơ.

Rừng U Minh được coi là nơi có giá trị sinh khối cao nhất so với các kiểu rừng khác với khoảng 250 loài thực vật, chủ yếu là cây tràm mọc ở khắp nơi, hơn 180 loài chim, hơn 20 loài bò sát,...

Nơi đây, nhà văn Đoàn Giỏi đã lấy bối cảnh kể về câu chuyện Đất rừng phương Nam và được dựng làm phim.

Huyện U Minh được hình thành trên  vùng đất U Minh Hạ, nằm dọc theo tuyến sông Cái Tàu, chạy xuyên qua xóm Cái Tàu - Lâm An và Biện Nhị đến Tiểu Dừa (giáp xã Vân Khánh, huyện An Minh, Tỉnh Kiên Giang). Sông Cái Tàu bắt nguồn  từ vùng trũng của Rừng U Minh Hạ có hình cánh cung, ngọn trổ ra biển Tây, còn Vàm Sông tiếp giáp hữu ngạn sông Ông Đốc, đổ nước vào sông này ra biển. Sông Cái Tàu với hệ thống kênh rạch xuyên sâu vào rừng tràm, xẻ thẳng vào ruột rừng chia U Minh Hạ ra từng ô với nhiều tên gọi khác nhau bám chặt vào rừng tràm rộng lớn và hùng vĩ.

Rừng U Minh còn là vùng đất nguyên thuỷ của các loài bò sát, kỳ đà, tắc kè, rùa, cần đước, trúc, trăn, rắn... dưới nước còn có cá sấu, cá bông, cá lóc, cá dày... có nơi đất trũng sâu thành bàu cá, bàu sấu sầm uất... Trên ngọt rừng, sân chim có nhiều loài chim muôn sắc, muôn màu. Động vật lớn như: Cọp, nai, khỉ, heo rừng, lọ nồi, bạc má, chồn... Vùng đất trũng U Minh cũng có những đám cây mốp, bời lời, mật cật, cây mua, bồn bồn, choại, dớn chen chúc nhau sinh sôi nãy nở thành quần thể sinh vật phong phú và đa dạng. Dưới sông có những đám dừa nước dầy đặc che khuất ánh sáng không thể soi thấu mặt đất mà cư dân ngày xưa gọi là đám lá "tối trời" chính những đám lá "tối trời" này cùng với rừng tràm và nhiều loài cây rừng khác hợp thành một địa hình du kích chiến tranh cho cơ quan, công xưởng, nhà in và bộ đội ta hành quân, trú ẩn, phục kích đánh địch...

icon-date
Xuất bản : 12/08/2022 - Cập nhật : 30/11/2022