logo

Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào qua bài Đi lấy mật

Tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng cao đẹp, là chủ đề lớn của thơ ca Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Và hôm nay, hãy cũng Toploigiai tìm hiểu bài viết Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào qua bài Đi lấy mật để biết thêm về những nét đẹp của tình cha Nam bộ nhé!

Câu hỏi: Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào qua bài Đi lấy mật

Lời giải 

Nhân vật tía nuôi của An là am hiểu rõ về loài ong, về rừng U Minh. Trong mối quan hệ gia đình, ông là một người cha yêu thương và quan tâm tới hai đứa con của mình.

Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết:

+ Tía nuôi tôi đi trước, bên hông lủng lẳng chiếc túi, lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai, tay cầm chả gạc.

+ Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi!

+ Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu.

Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào qua bài Đi lấy mật

Đặc điểm nhân vật tía nuôi

+  Hình dáng bên ngoài của tía nuôi toát lên vẻ đẹp của một người lao động từng trải, can đảm: vóc dáng khỏe mạnh. vững chãi; cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát...

+  Tía nuôi của An là am hiểu rõ về loài ong, về rừng U Minh

+ Không phải cha ruột của An nhưng luôn dành một tình yêu thương to lớn cho cậu bé An.

-Thôi dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi! Nghe tiếng thở sau lưng cũng biết An mệt.

+Người tía nuôi luôn che chở cho An trước bom đạn của kẻ địch.

+Được đặt vào tình thế nguy hiểm => nổi bật lên đức tính đáng quý

- Hai cha con An vào rừng lấy mật, khi ở dưới gốc cây tràm nghỉ ngơi buổi trưa thì nghe thấy âm thanh lớn của những chiếc máy bay đang thả bom.

- Ông bảo bé An nằm xuống tránh những những quả bom của kẻ thù và dặn không được ngóc đầu lên.

=>Hành động diễn ra dứt khoát và nhanh chóng => ông là người vô cùng nhạy bén, nhanh trí, là người con của rừng núi thực thụ.

=> hiện lên tình cảm yêu thương bất chấp của tía nuôi dành cho An.


Cảm nhận nhân vật Tía nuôi – mẫu số 1

Đọc đoạn trích “Đi lấy mật”, người đọc thường ấn tượng với lối kể chuyện lôi cuốn, các tình tiết được thể hiện và bộc lộ rõ nét qua cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật An. Cũng bởi cái nhìn trìu mến của cậu bé về miền đất Nam bộ khiến cho người đọc lại càng trầm trồ hơn về tấm lòng bao la, cao đẹp của người dân nơi đây qua hình ảnh nhân vật Tía nuôi. Đến với Tía nuôi, đầu tiên phải kể đến chính là ngoại hình luôn toát lên vẻ đẹp đầy sương gió của một người lao động chất phác, từng trải và không kém phần can đảm. Tía có vóc dáng vô cùng khỏe mạnh, đem lại cảm giác vững chãi đặc trưng của người đàn ông Nam bộ một nắng hai sương. Đồng thời, Tía nuôi còn gây cảm tình với độc giả qua những cử chỉ mạnh mẽ và dứt khoát, ông dứt khoát trong lao động và cũng dứt khoát khi bảo vệ những đứa con của mình trước kẻ thù xâm lăng. Tía nuôi trong suy nghĩ và cái nhìn của An còn hiện lên là một người vô cùng am hiểu về loài ông và cả về rừng U Minh. Ông nằm lòng tất cả những kiến thức mà sách giáo khoa chưa từng dạy, am tường những kĩ năng mà người dày dặn kinh nghiệm mới có được. Qua đó, người đọc còn cảm nhận được sự ngưỡng mộ và kính trọng Tía nuôi của nhân vật An. Không dừng lại ở đó, qua lời kể đầy chân thật của An, ta còn thấy được rõ nét tình yêu thương và sự quan tâm của tía dành cho An, mặc dù không phải cha ruột, nhưng ông thương An như con đẻ của mình. Trong buổi đi rừng, ông đề nghị dừng lại nghỉ một lát đến khi An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi, ông tinh ý đến độ nghe tiếng thở sau lưng cũng biết An mệt. Thật đặc biệt thay, tác giả đã tài tình khi đưa nhân vật Tía nuôi vào tình huống cực kỳ nguy hiểm nhằm làm nổi bật lên tình yêu thương của tía đối với Minh, đó là tình thương chỉ có thể được lột tả bằng hành động vì tình yêu thương ấy to lớn đến mức không thể diễn tả bằng lời. Khi cha con An cùng nhau vào rừng lấy mật, lúc ngồi dưới gốc cây tràm để nghỉ ngơi thì bỗng nghe thấy âm thanh của những chiếc máy bay địch đang tàn ác thả bom xuống đất liền. Tía nuôi không nghĩ ngợi gì nhiều đã lập tức bảo An nằm xuống để tránh bom và dặn đi dặn lại tuyệt đối không được ngóc đầu lên. Đó là một loạt những hành động liên tiếp xảy ra theo phản xạ của người cha, những hành động ấy xảy ra vô điều kiện, nhanh chóng và vô cùng dứt khoát. Từ đó, bên cạnh việc thể hiện tình phụ tử, tình huống mà tác giả đưa vào còn góp phần làm nổi bật lên sự nhạy bén, nhanh trí của Tía, khiến cho hình ảnh người Tía nuôi càng thêm hoàn hảo, trở thành hình ảnh người con của núi rừng thực thụ. Qua những lời kể mang hơi thở của Nam bộ, người đọc đã có dịp được chiêm ngưỡng, nhìn thấy tấm lòng và tài trí của con người nơi đây thông qua hình ảnh nhân vật Tía nuôi. Đó cũng là lời ngợi ca sâu sắc và tình cảm của tác giả dành cho mảnh đất và con người lao động chân chất nơi đây.


Cảm nhận nhân vật Tía nuôi – mẫu số 2

“Cha ơi bóng cả cây cao
Che chở con những lao đao cuộc đời.”


Thật vậy, tình cha lớn lao như trời biển, tình cảm thiêng liêng ấy đã trở thành một chủ đề lớn trong thơ ca, văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Và Đoàn Giỏi cũng không ngoại lệ khi chất chứa trong tác phẩm của mình một tình cảm gia đình thắm thiết, cao đẹp, một tình phụ tử thiêng liêng thông qua nhân vật Tía nuôi của An. Đến với đoạn trích “ Đi lấy mật”, qua lời kể và góc nhìn của nhân vật An, người tía nuôi được hiện lên với ngoại hình của một người lao động từng trải, can đảm cùng vóc dáng khỏe mạnh, vững chãi, cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát. Mặt khác, ông là một người có kiến thức vô cùng tường tận , uyên thâm về loài ong và rừng U Minh, ông thuộc lòng tất cả những kiến thức không hề có trong sách giáo khoa mà chỉ có những người kinh nghiệm dày dặn mới biết được, từ đó, tía nuôi hiện lên là người vô cùng nhạy bén, nhanh trí, là người con của rừng núi thực thụ. Người đọc không chỉ khâm phục nhân vật tía nuôi bởi vẻ ngoài khỏe khoắn, lam lũ của người lao động Nam bộ chất phác và tài trí của ông mà còn ngưỡng mộ trái tim thiêng liêng đầy nhân hậu, giàu lòng vị tha của Tía khi ông hết mực yêu thương mà tìm mọi cách để bảo vệ An mặc dù cậu bé chỉ là con nuôi, không phải máu mủ ruột rà của ông, dường như Tía nuôi đã xem và quan tâm An như con đẻ của mình. Sự quan tâm của ông được thể hiện qua chi tiết ông lên tiếng bảo mọi người nghỉ ngơi, đợi An bớt mệt, lại sức rồi hẵng đi tiếp; nhưng theo lời kể của cậu bé, Tía còn chẳng quay đầu lại mà chỉ nghe tiếng thở của cậu cũng biết cậu mệt. Hình ảnh người đàn ông một nắng hai sương, tay cầm lưỡi liềm mở đường, chăm chăm về phía trước nhưng vẫn không quên những đứa trẻ đằng sau, vẫn luôn quan tâm để mắt để từng hơi thở của chúng thật giản dị nhưng lại vĩ đại và cao đẹp làm sao!  Khi được tác giả đặt vào tình thế nguy hiểm đó là không may bắt gặp những chiếc máy bay của địch đang dội những trận mưa bom bão đạn xuống mảnh đất thân yêu của mình, tình cha cao đẹp ấy đã được thể hiện rất rõ qua loạt hành động nhanh nhẹn, dứt khoát của tía nhằm bảo vệ cậu bé An: ông bảo cậu bé nằm xuống và dặn dò kĩ lưỡng rằng tuyệt đối không được ngóc đầu lên bằng bất cứ giá nào. Đó chính là tình yêu thương chấp chấp, vô điều kiện mà tía dành cho An. Thật đáng trân trọng biết bao một thứ tình cảm, một người cha đáng quý đến như vậy! Từ đó cũng làm nổi bật được tài năng nghệ thuật của Đoàn Giỏi, ông đưa con người vào tình huống khó khăn để miêu tả những điều thiêng liêng không thể lột tả trực tiếp bằng lời. Và chắc hẳn, ai ai khi đọc tác phẩm cũng cảm nhận được tình cảm da diết của tác giả đang đặt vào mảnh đất phía nam Tổ quốc, vào những con người siêng năng và giàu tình cảm nơi đây.

--------------------------------

Trên đây là bài viết Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào qua bài Đi lấy mật . Hi vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!

icon-date
Xuất bản : 12/08/2022 - Cập nhật : 11/10/2023