Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “So sánh nghề nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Địa lí 12.
Trả lời:
- So với đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long dường như phát triển toàn diện hơn về ngành nuôi tôm.
- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích mặt nước nuôi tôm rộng hơn Đồng bằng sông Hồng với bãi triều, cánh rừng ngập mặn dọc bờ biển; sông suối, kênh rạch, ao hồ, ô trũng ở vùng đồng bằng.
- Dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong nuôi tôm hàng hoá.
- Các dịch vụ cho nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển rộng rãi.
- Sản lượng tôm nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 là 265761 tấn (chiếm 81,2% sản lượng của cả nước), của Đồng bằng sông Hổng là 8283 tấn, khoảng hơn 1/3 sản lượng tôm của Đồng bằng sông Cửu Long).
- Có dãy bờ biển dài khoảng 700 km.
- Có diện tích nước rộng lớn nhất ở bán đảo Cà Mau.
- Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc (sông Tiền, sông Hậu)
- Có nguồn lao động dồi dào và kinh nghiệm trong việc nuôi tôm
- Nguồn thức ăn dồi dào (sau mùa lũ) " thuận lợi cho việc nuôi tôm nước ngọt, nước lợ, nước mặn,
- Có nguồn tôm giống tự nhiên ở vùng biển.
- Có nhiều cơ sở chế biến thủy sản.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: Thị trường nhập khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ).
- Hiện nay, nghề nuôi tôm còn lắm khó khăn: Giá thành sản xuất tôm vẫn còn cao. Thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng 65-70% giá thành nuôi tôm công nghiệp, đồng thời thức ăn qua nhiều khâu trung gian tăng 20-30% so với giá gốc); chi phí con giống cao do phải nhập khẩu tôm bố mẹ; giá điện tăng, đồng thời nhiều vùng nuôi thiếu điện phải sử dụng máy nổ để bơm nước, quạt khí, phát điện,… (chi phí cao gấp 2 lần so với sử dụng điện); giá thành vận chuyển vật tư, nguyên liệu vẫn còn cao.
- Bên cạnh đó, còn tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất. Nhiều vùng nuôi chưa được đầu tư kết cấu hạ tầng bảo đảm: Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, hệ thống cấp thoát nước không bảo đảm, các vùng nuôi thâm canh không có ao xử lý nước nên dễ xảy ra dịch bệnh.
- Công tác tổ chức sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết giữa 4 nhà; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu; nông dân thiếu vốn sản xuất.
- Công tác quản lý Nhà nước còn thiếu chặt chẽ nên một số người dân nuôi tôm chủ yếu theo hướng tự phát, không theo quy hoạch; tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi tôm chưa qua xử lý, thải ra bên ngoài còn nhiều nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn kịp thời; cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn hạn chế; chất lượng con giống chưa đảm bảo yêu cầu…
- Hệ thống thủy lợi tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng do nguồn vốn có hạn nên chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của Nhân dân, một số nơi vẫn còn khó khăn trong việc cấp, thoát nước phục vụ sản xuất.
- Triển khai và khuyến khích người nuôi tuân thủ lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản hàng năm, nâng cao nhận thức về lịch thời vụ sản xuất; quan tâm đúng mức đến việc xét nghiệm con giống trước khi thả nuôi để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh xảy ra từ nguồn tôm giống bị nhiễm bệnh.
- Tuyên truyền, khuyến khích các hộ dân xây dựng hệ thống xử lý nước thải ,chất thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài; tăng cường công tác quản lý từng vùng nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh phục vụ tốt sản xuất.
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền người dân có đủ điều kiện mới được nuôi tôm siêu thâm canh.
- Chỉ đạo cán bộ phụ trách địa bàn phối hợp với UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, thẩm định các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với doanh nghiệp, các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm siêu thâm canh để giảm chi phí, hạn chế dịch bệnh; cung cấp thông tin về sản xuất cho nông dân, thông báo lịch thời vụ của ngành chuyên môn.
- Xây dựng chặt chẽ mối liên kết 4 nhà trong các mô hình sản xuất, trong đó Nhà nước đóng vai trò quản lý, chủ động gắn kết các nhà trong mô hình sản xuất, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển mạnh, tăng cường và tạo điều kiện cho hoạt động các mối liên kết.