Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện nào trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về vấn đề thủy sản là tài liệu học tập môn Địa lí 12 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
- Các điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta:
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Đặc biệt vùng có hơn 179,000 ha diện tích rừng ngập mặn, tạo môi trường nuôi trồng thủy sản (tôm cá) hết sức thuận lợi.
+ Nội địa có nhiều mặt nước cửa sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về vấn đề thủy sản dưới đây nhé.
* Thuận lợi:
+ Điều kiên tự nhiên:
- Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
- Có 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
- Nguồn thủy sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn cho phép khai thác hằng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài…
- Dọc bờ biển có nhiều vũng – vịnh, đầm phá, các rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch,.. có thể nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Điều kiện xã hội:
- Ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Tàu thuyền, ngư cụ ngày càng đổi mới, các phương tiên đánh bắt được đổi mới hơn.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển.
- Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.
* Khó Khăn:
- Quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, cuộc sống vật chất thiếu thốn là sức ép lớn cả về kinh tế xã hội và môi trường sinh thái đối vơí nghề cá.
- Cơ sở hạ tầng yếu chưa đồng bộ cùng với trình độ công nghệ lạc hậu trong khai thác nuôi trồng chế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.
- Công nghệ sản xuất thuỷ sản của Việt Nam nhìn chung còn rất lạc hậu so với các nước cạnh tranh với ta.
- Những đòi hỏi rất cao ngày càng chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh và chất lượng của các nước nhập khẩu.
- Sự hội nhập quốc tế với sự dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt ngay trên thị trường Việt Nam với các nước khác.
- Khai thác thủy sản:
+ Sản lượng tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.
+ Phát triển nhất ở vùng duyên hải NamTrung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
- Nuôi trồng thủy sản:
+ Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.
+ Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác.
+ Hiện nay, sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng.
+ Rừng nước ta cần được khai thác hợp lí đi đôi với trồng mới và bảo vệ rừng.
+ Sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc.
- Nguyên nhân làm nghề nuôi tôm bùng nổ ở nước ta hiện nay: do nhu cầu thị trường ngoài nước được mở rộng và có nhu cầu lớn.
- Thuận lợi của nghề nuôi tôm:
+ Khí hậu thuận lợi: nhiệt đới gió mùa
+ Chính sách đầu tư của Đảng.
+ Dân có kinh nghiệm.
+ Tiếp thu kĩ thuật công nghệ mới.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn: năm 2010, các tỉnh ĐBSCL sẽ đưa diện tích nuôi thủy sản lên 930.000 ha mặt nước, tăng 100.000 ha so với năm 2009, đặc biệt là bán đảo cà mau.
+ Diện tích nuôi tôm sú trong nước xấp xỉ nửa triệu héc ta, năm 2009 đạt sản lượng 290.000 tấn.
+ Con tôm sú đóng góp 40 - 50% kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam, khoảng 1 tỉ USD.
- Khó khăn:
+ Giá thức ăn cao, chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát:Chi phí thức ăn trong giá thành sản phẩm nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 50%. Do vậy, giá thức ăn cao trong nước và trong khu vực đã tác động bất lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta trong những năm qua. Nhìn chung, giá thức ăn ngày càng tăng và cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng thức ăn do các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và thủy sản sản xuất có chất lượng rất khác nhau, nhiều sản phẩm thức ăn chưa kiểm soát được. Nhiều xí nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản chưa tuân thủ đúng qui định đã ban hành của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản. Nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn đang còn thiếu, chi phí vận chuyển cao.
+ Sự xuất hiện và có chiều hướng tăng lên của một số bệnh dịch lây lan trong môi trường
+ Mực nước ngầm trong khu vực bị hạ thấp - Môi trường bị xuống cấp trong các khu vực nuôi tôm công nghiệp.
+ Chất lượng nguồn nước kém.
+ Thiếu sự hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân.
+ Tốc độ sản xuất hàng năm giảm sút.