logo

Nguyên nhân nào sau đây làm cho diện tích rừng ngập mặn ở nước ta hiện nay bị thu hẹp nhiều?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Nguyên nhân nào sau đây làm cho diện tích rừng ngập mặn ở nước ta hiện nay bị thu hẹp nhiều” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Địa lí 12 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Nguyên nhân nào sau đây làm cho diện tích rừng ngập mặn ở nước ta hiện nay bị thu hẹp nhiều?

A. phá rừng để nuôi tôm, cá.

B. cháy rừng.

C. chiến tranh.

D. khai thác gỗ, củi.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. phá rừng để nuôi tôm, cá.


Kiến thức mở rộng về rừng ngập mặn


1. Khái niệm rừng ngập mặn?

Rừng ngập mặn là quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn ảnh hưởng bởi nước triều ven biển nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Rừng nhiệt đới phân bổ từ vĩ độ 25 Bắc xuống vĩ độ 25 Nam. Theo thống kê năm 2000 rừng ngập mặn phổ biến trên 118 quốc gia trên thế giới với diện tích 137.760 km².

Nằm trong mối tương tác giữ đất liền và biển, rừng ngập mặn là sinh cảnh quan trọng và quý giá về khả năng thích nghi. Các loại cây phổ biến trong rừng ngập mặn là cây chịu mặn, và là nơi cư trú của những loài sinh vật biển như hải sản, chim nước, chim di cư, khỉ, lợn rừng, kỳ đà, trăn, chồn.


2. Hiện trạng và xu thế biến đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam

Hiện nay, tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng tốp đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới.

Do Việt Nam có khoảng 3260 km đường bờ biển, chạy dọc theo 28 tỉnh và thành phố từ Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đến Càu Mau. Chạy dọc theo đường bờ biển ấy, có một số khu rừng ngập mặn lớn như: rừng ngập mặn Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), rừng ngập mặn Rú Chà (tỉnh Thừa Thiên - Huế), rừng ngập mặn nguyên sinh ở Tam Giang (tỉnh Quảng Nam, rừng ngập mặn ở Cà Mau.

Nổi bật trong số đó là rừng ngập mặn Cần Giờ với tổng diện tích nên tới khoảng 37.000 ha, được mệnh danh là khu rừng ngập mặn đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trong do thu hẹp về diện tích vì tình trạng khai thác chặt phá rừng diễn ra một cách khá phổ biến. Ngoài ra, những cơn gió, bão, sóng biển cũng là nguyên nhân làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng ngập mặn.

Nguyên nhân nào sau đây làm cho diện tích rừng ngập mặn ở nước ta hiện nay bị thu hẹp nhiều?

3. Điều kiện cho hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển

Dưới đây là một số nhân tố quan trọng để tạo ra sự phát triển cho rừng ngập mặn cũng như sự đa dạng hệ sinh thái nơi đây:

Khí hậu

Điều kiện về khí hậu như nhiệt độ, gió và lượng mưa là một trong những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như diện tích của rừng ngập mặn. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến phạm vi của rừng ngập mặn.

Địa hình

Để có thể giúp cho hệ sinh thái rừng ngập mặn được phát triển thì cần phải có địa hình bờ biển nông cạn và ít sóng. Đây là những điều kiện lý tưởng để giúp cho sự phát triển của rừng ngập mặn.

Những địa hình như có bờ biển quá hẹp hoặc sâu thì không thích hợp cho hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể phát triển được.

Thủy văn

Thủy triều và dòng hải lưu cũng như dòng nước ngọt, những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới các loài động vật và thực vật nơi đây. Những yếu tố này ảnh hưởng qua mức độ ngập nước và thời gian ngập nước cũng như độ mặn của nước tới sự phát triển và sinh trưởng của động thực vật sống trong rừng.

Độ muối ở trong rừng

Rừng ngập mặn thì độ mặn có trong nước đóng vai trò quan trọng của khu rừng ngập mặn. Với mức độ mặn nhiều hay ít sẽ làm ảnh hưởng tới sự phân bố các loài thực vật có trong rừng.


4. Vai trò của rừng ngập mặn

Là hệ sinh thái được hình thành ven biển, có hệ thống sinh thái đặc trưng nhất hiện nay vậy thì nó sẽ có những vai trò gì đối với kinh tế xã hội, con người, sinh thái…

+ Hệ sinh thái phong phú, đa dạng đã tạo nên một cảnh quan thu hút hàng nghìn khách du lịch tới tham quan và khám phá mỗi năm.

+ Rừng ngập mặn là nơi sinh sống của rất nhiều loại thủy sản như tôm, cua, cá… các loài động vật quý hiếm như sếu đầu đỏ, khỉ, cò… là môi trường sống an toàn và lý tưởng cho các loài thực vật bậc thấp.

+ Rừng ngập mặn có hệ thống nhiều thân, cành, rễ giúp bảo vệ đất đai, bờ biển không bị ảnh hưởng của sóng và xói lở. Những bờ biển, bờ sông không có rừng ngập mặn thường bị xói lở rất mạnh mẽ. Bên cạnh đó, hệ thống thân, rễ, cành nhiều của rừng ngập mặn còn giúp lấn biển tăng diện tích đất thông qua việc giữ lại và kết dính vật liệu phù sa từ biển mang ra. Cũng chính cách này mà cây rừng ngập mặn đã tự tạo cho mình được môi trường sống thích hợp. Chẳng hạn như loài mắm, đước, bần, ô rô…

+ Rừng ngập mặn loại bỏ các ô nhiễm, trầm tích, phú dưỡng ra khỏi kênh rạch, sống ngòi, đại dương. Chính vì vậy mà chúng giúp lọc sạch nước cho hệ sinh thái xung quanh như san hô, cỏ biển. Rừng ngập mặn được ví thận của môi trường. Nhờ những quá trình sinh hóa phức tạp, chúng phân giải, hấp thụ và chuyển hóa các chất độc hại, giảm ô nhiễm môi trường.

icon-date
Xuất bản : 25/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022