logo

Sơ đồ tư duy tổng quan Văn học Việt Nam

Nền văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngôn từ được hợp thành từ hai bộ phận lớn, có quan hệ mật thiết với nhau là: văn học dân gian và văn học viết. 


Sơ đồ Tổng quan văn học Việt Nam

Mẫu số 1

Sơ đồ tư duy tổng quan Văn học Việt Nam

Mẫu số 2

Sơ đồ tư duy tổng quan Văn học Việt Nam

Mẫu số 3

Sơ đồ tư duy tổng quan Văn học Việt Nam

Tìm hiểu về văn học dân gian Việt Nam

Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miện của nhân dân lao động. Khi người tri thức tham gia sáng tác thì các sáng tác đó phải tuân thủ những đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân.

Sơ đồ tư duy tổng quan Văn học Việt Nam

Văn học dân gian bao gồm các thể loại sau: thần thoại, sử thi, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ, câu đố, vẻ,chèo, truyện thơ.

Đặc trưng của văn học dân gian là có tính truyền miệng, mang tính tập thể, và thể hiện sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Một số bài ca dao dân gian quen thuộc:

1. 

"Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.

Đứng bê tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.\

Thân em như chẽn lúa đồng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai."

2.                                                                    

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

3.

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.


Sự phát triển của văn học viết Việt Nam

Văn học viết là thành quả của trí thức, được ghi lại bằng văn bản, chữ viết. Là một sáng tạo cá nhân, một tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả. Văn học Việt Nam từ xưa đến nay cơ bản là được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX trong văn học chữ Hán có các thể loại sau: Văn xuôi (bao gồm truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...), thơ (bao gồm thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc...); văn biền ngẫu (bao gồm phú, cáo, văn tế...). Ở thể loại chữ Nôm, phần lớn là thơ (thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, hát nói, ngâm khúc) và văn biền ngẫu.

Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay: về loại hình tự sự bao gồm có tiểu thuyết, truyện ngắn, kí. Loại hình trữ tình bao gồm thơ trữ tình và trường ca. Loại hình kịch gồm có kịch nói, kịch thơ...

Sự phát triển của văn học viết Việt Nam đi từ văn học trung đại (từ TK X đến TK XIX) đến văn học hiện đại (từ đầu TK XX đến nay)

* Văn học trung đại (từ TK X đến TK XIX)

Chứa trong văn học trung đại là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm:

Văn học thời kì này hình thành và phát triển đi lên trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á có sự giao lưu với nhiều nền văn học trong khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc. 

Văn học trung đại được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán.

Sơ đồ tư duy tổng quan Văn học Việt Nam

Ở thời kì này có sự xuất hiện hiện tượng nhà văn lớn như thơ văn yêu nước và thơ thiền Lý - Trần. Các thể loại văn xuôi: truyền kì (Thánh Tong di thảo, Truyền kì mạn lục), tiểu thuyết chương hồi (Nam triều công nghiệp diễn chí), kí sự (Thượng kinh kí sự, Vũ trung tùy bút). Đối với các nhà thơ yêu nước và nhân đạo lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Nguyễn Du, Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát...

Văn học viết bằng chữ Nôm có sự phát triển mạnh từ thế kỉ XV. Văn học chữ Nôm ra đời là một bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng nền văn hiến độc lập của dân tộc ta. 

* Văn học hiện đại (từ đầu TK XX đến nay)

Đến đầu những năm 30 của thế kỉ XX, văn học Việt Nam bước vào quỹ đạo của nền văn học hiện đại. Đó là một nền văn học tiếng Việt, chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ. 

Văn học thế kỉ XX phản ánh hiện thực xã hội và chân dung hình ảnh con người Việt Nam trên tất cả các phương diện phong phúc, đa dạng. Văn học lãng mạn khám phá, đề cao "cái tôi" cá nhân và đấu tranh cho hạnh phúc, quyền sống cá nhân. Sau Cách mạng tháng Tám, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đi sâu phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng một cuộc sống mới.

Từ sau 1975, đặc biệt là công cuộc đổi mới từ năm 1986, văn học hiện đại Việt Nam từng bước phát triển hơn vfa mới mẻ hơn. Các nhà văn đã phản ánh một cách sâu sắc công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

--------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn vẽ Sơ đồ tư duy tổng quan Văn học Việt Nam. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 03/12/2022 - Cập nhật : 15/07/2023