logo

Top 3 mẫu sơ đồ tư duy bài Câu cá mùa thu

Top 3 mẫu sơ đồ tư duy bài Câu cá mùa thu


I. Tác giả Nguyễn Khuyến

1. Tiểu sử

- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909)

- Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo từng đỗ đầu ba kì thi Hương, Hội, Đình nên được mệnh danh là Tam nguyên Yên Đổ

- Ông chỉ làm quan hơn 10 năm sau cáo quan về quê, phần lớn cuộc đời Nguyễn Khuyến là dạy học sống thanh bạc ở quê nhà

- Nhưng Nguyễn Khuyến không được yên thân, thực dân Pháp tìm mọi thủ đoạn để mua chuộc nhưng trước sau Nguyễn Khuyến bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác

⇒ Nguyễn Khuyến là người có tài năng cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân

- Các tác phẩm chính:

+ Nguyễn Khuyến có hơn 800 bài gồm chữ Hán và chữ Nôm với nhiều thể loại phong phú: thơ, văn, câu đối

+ chủ yếu được sáng tác lúc ông từ quan về quê dạy học

- Đặc điểm sáng tác:

+ Về nội dung:

• Thể hiện tình yêu quê hương đất nước

• Tấm lòng ưu ái với dân với nước

• Phản ánh cuộc sống chất phác, khổ cực của người lao động

• Châm biếm đả kích thực dân Pháp

+ Về nghệ thuật:

• Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ, việt hóa sâu sắc những thể loại thơ Đường luật

• Ngôn ngữ hết sức bình dị, dân dã mà tinh tế, tài hoa

• Có biệt tài sử dụng từ láy và các hư từ

⇒ Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại

2. Tác phẩm Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

a. Vị trí và hoàn cảnh sáng tác

- Vị trí: nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến

- Hoàn cảnh sáng tác: được sáng tác khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà

b. Bố cục

- Phần 1 (hai câu đầu): giới thiệu việc câu cá mùa thu

- Phần 2 (bốn câu tiếp): cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

- Phần 3 (còn lại): tâm trạng của tác giả

c. Giá trị nội dung

- Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế

d. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ đạt mức tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ thuật

- Nghệ thuật sử dụng từ láy, cách gieo vần chọn vần, tả cảnh ngụ tình lồng ghép vào nhau.


II. Sơ đồ tư duy

1. Sơ đồ tư duy phân tích bài câu cá mùa thu

Top 3 mẫu sơ đồ tư duy bài Câu cá mùa thu ngắn gọn, hay nhất
Top 3 mẫu sơ đồ tư duy bài Câu cá mùa thu ngắn gọn, hay nhất (Ảnh 2)

2. Sơ đồ tư duy phân tích bức tranh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu

    Cảnh thu trong bài được đón nhận từ nhiều góc độ khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên caọ, từ hẹp đến rộng... Dưới nhiều góc độ như vậy, cảnh sắc mùa thu được mở ra nhiều hướng thật sinh động và gợi cảm. Từ ao thu đến trời thu rồi đến đường thôn xóm... tất cả đều toát lên cái hồn thu, cảnh thu xiết bao thân thuộc của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Cái hồn ấy được gợi lên từ những khung cảnh, những cảnh vật hết sức thanh sơ: ao nhỏ trong veo, thuyền câu bé tí, sóng biếc gợn, lá vàng khẽ đưa, tảng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co... sắc xanh của trời hoà lẫn cùng sắc xanh của nước tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng của lá rụng trên cái nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động.

Top 3 mẫu sơ đồ tư duy bài Câu cá mùa thu ngắn gọn, hay nhất (Ảnh 3)
Top 3 mẫu sơ đồ tư duy bài Câu cá mùa thu ngắn gọn, hay nhất (Ảnh 4)
Top 3 mẫu sơ đồ tư duy bài Câu cá mùa thu ngắn gọn, hay nhất (Ảnh 5)
Top 3 mẫu sơ đồ tư duy bài Câu cá mùa thu ngắn gọn, hay nhất (Ảnh 6)

3. Sơ đồ tư duy phân tích 4 câu thơ đầu bài câu cá mùa thu

Top 3 mẫu sơ đồ tư duy bài Câu cá mùa thu ngắn gọn, hay nhất (Ảnh 7)
icon-date
Xuất bản : 22/09/2021 - Cập nhật : 20/10/2022