Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy và dàn ý chi tiết cho bài văn tả cây đa cổ thụ. Giúp học sinh tham khảo từ đó các em có thể viết bài văn hay và hấp dẫn hơn.
a) Mở bài: Giới thiệu cây đa cổ thụ mà em muốn miêu tả
b) Thân bài:
- Miêu tả khái quát cây đa cổ thụ:
+ Cây đa ấy được trồng ở đâu? Hiện nay đã được bao nhiêu năm tuổi?
+ Cây đa ấy cao bao nhiêu mét? So với các cây cối khác gần đó (hoặc các kiến trúc nhà ở) thì cây có cao hơn hẳn không?
+ Tán lá của cây cổ thụ có rộng lớn không? Nó có thể che phủ một phạm vi bao nhiêu mét? (hoặc so với một căn phòng, một hồ nước, sân trường…)
- Miêu tả chi tiết cây đa cổ thụ:
+ Gốc và rễ của cây (kích thước gốc, đặc điểm phần rễ nối liền với gốc cây, cành cây và phần rễ bò trên mặt đất)
+ Thân cây (bao nhiêu người ôm mới vừa, lớp vỏ trên thân cây có đặc điểm màu sắc và bề mặt như thế nào)
+ Cành chính (các cành chính mọc từ thân cây có kích thước như thế nào, các cành đó mọc đều ra các hướng xung quanh hay tập trung về một phía)
+ Cành phụ (các cành phụ có kích thước như thế nào, số lượng và hướng mọc của chúng ra sao, chúng góp phần tạo thành một tán lá như thế nào)
+ Lá cây (hình dáng, kích thước, màu sắc)
- Miêu tả hoạt động của con người:
+ Dưới bóng cây đa (nghỉ mát, tránh nắng, vui chơi, mở quán nước…)
+ Chăm sóc cây (tưới nước, quét vôi khử khuẩn ở gốc cây, tỉa các cành khô, gãy…)
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây đa cổ thụ mà mình vừa miêu tả
Mẫu 1
Mẫu 2
Cây đa cổ thụ là nét đẹp truyền thống của cảnh sắc cây cối Việt Nam. Nói đến Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến luỹ tre làng, đến cây đa, giếng nước đầu làng. Cây đa luôn là biểu tượng cho tâm hồn dân tộc Việt. Đọc tiếp