logo

Sinh vật khuyết dưỡng là gì?

Câu trả lời đúng nhất: Sinh vật khuyết dưỡng là các sinh vật không thể tự tổng hợp một chất nào đó, do đó để kiểm tra xem thực phẩm có chất đó hay không có thể dùng vi khuẩn kiểm tra. Nếu nó sống thì có chất cần kiểm tra nếu không có thì không chứa chất cần kiểm tra. 

Để tìm hiểu rõ hơn về sinh vật khuyết dưỡng là gì mời các bạn cùng Top lời giải đọc bài viết sau đây nhé!


1. Sinh vật khuyết dưỡng là gì?

Sinh vật khuyết dưỡng là các sinh vật không thể tự tổng hợp một chất nào đó, do đó để kiểm tra xem thực phẩm có chất đó hay không có thể dùng vi khuẩn kiểm tra. Nếu nó sống thì có chất cần kiểm tra nếu không có thì không chứa chất cần kiểm tra

Ví dụ:

Khi nuôi vi khuẩn E.coli triptophan âm trên thực phẩm, nếu không có triptophan vi khuẩn sẽ không sống được nên người ta có thể dùng để kiểm tra thực phẩm đó có triptophan hay không.

Sinh vật khuyết dưỡng là gì

2. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

Sinh vật khuyết dưỡng là gì

(1). Quang tự dưỡng: vi tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.

(2). Quang dị dưỡng: vi khuẩn màu tía và màu lục không có lưu huỳnh.

(3). Hóa tự dưỡng: vi khuẩn hiđrô, vi khuẩn nitrat,….

(4). Hóa dị dưỡng: nấm, động vật nguyên sinh,….


3. Khái niệm vi sinh vật nguyên dưỡng, vi sinh vật khuyết dưỡng và ứng dụng của nó trong thực tiễn

- Khái niệm

+ Vi sinh vật nguyên dưỡng là vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các nhân tố sinh trưởng cho chu kỳ sống của chúng.

+ Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không có khả năng tổng hợp được nhân tố sinh trưởng (1 hoặc nhiều) cho chu trình sống của chúng.

- Phương pháp

+ Tạo các môi trường nuôi cấy trong đó mỗi môi trường nuôi cấy thiếu một nhân tố sinh trưởng. Ở những môi trường nuôi cấy mà không thấy xuất hiện khuẩn lạc của vi sinh vật thì sẽ biết được vi sinh vật khuyết dưỡng về nhân tố sinh trưởng đó.

- Ứng dụng của vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng

+ Sử dụng vi sinh vật khuyết dưỡng người ta có thể xác định được loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nào hoặc nghèo chất dinh dưỡng nào.

+ Hiểu được vi sinh vật khuyết dưỡng về nhân tố sinh trưởng nào mà người ta có thể tạo môi trường nuôi cấy thích hợp cho vi sinh vật phục vụ cho sản xuất sinh khối vi sinh vật.


4. Các biện pháp kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật

a. Đường dùng để nuôi cấy vi sinh vật và dùng để ngâm các loại quả. Vì sao lại có thể dùng đường với 2 mục đích hoàn toàn khác nhau? Lấy ví dụ về hợp chất khác có vai trò tương tự.

- Đường dùng nuôi cấy vi sinh vật vì đường là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho chúng. Nhưng, nếu nồng độ đường quá cao sẽ gây co nguyên sinh ở sinh vật.

- Hợp chất có vai trò tương tự đường là muối.

b. Ví dụ về các yếu tố vật lí có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Phân tích khả năng sử dụng một số yếu tố vật lí để kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Nhiệt độ: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng: đun sôi để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.

- Độ ẩm: Bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô vì thực phẩm chứa nhiều nước là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Độ pH: Trong sữa chua, dưa chua có độ pH thấp ức chế sự sinh trưởng của mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh.

- Ánh sáng: Nhà ở có đủ ánh sáng thì sạch vì ánh sáng diệt khuẩn.

- Áp suất thẩm thấu: Dùng muối ướp vào cá, thịt gây co nguyên sinh ức chế sinh trưởng của vi sinh vật →→ thịt, cá được bảo quản lâu hơn.


5. Một số câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về vi sinh vật

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật

B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng

C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được

D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng

Đáp án: C

Câu 2: Vi sinh vật khuyết dưỡng

A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng

B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng

C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng

D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể

Đáp án: B

Câu 3: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành

A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng

B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng

C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

D. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt

Đáp án: C

Câu 4: Nhu cầu về độ ẩm khác nhau ở các nhóm vi sinh vật khác nhau. Do đó, người ta có thể dùng nước để

A. Khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật

B. Kìm hãm sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật

C. Thúc đẩy sự sinh trưởng của vi sinh vật

D. Cả A, B và C

Đáp án: A

Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nói về độ pH của vi sinh vật?

A. Dựa vào sự thích nghi với độ pH khác nhau của môi trường sống, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính

B. Con người có thể làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật

C. Vi sinh vật không thể là nhân tố làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật

D. Cả A và B

Đáp án: C

--------------------------

Qua bài viết trên, mong rằng các bạn đã bổ sung được thêm cho mình thật nhiều kiến thức về sinh vật khuyết dưỡng và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 28/05/2022 - Cập nhật : 23/11/2022