logo

Soạn Sinh học 11 Cánh diều Bài 21: Sinh sản ở thực vật

Hướng dẫn Soạn Sinh học 11 Cánh diều Bài 21: Sinh sản ở thực vật ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 21: Sinh sản ở thực vật

Lý thuyết Sinh học 11 Cánh Diều Bài 21: Sinh sản ở thực vật

Câu hỏi mở đầu trang 136 Sinh học 11

Câu hỏi: Quan sát các loài cây trong môi trường xung quanh và cho biết cây sinh sản như thế nào? Thực vật có những hình thức sinh sản nào? Các hình thức sinh sản này được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

Trả lời:

- Trong môi trường xung quanh, các loài cây có thể sinh sản bằng các cách như: Từ một bộ phận của cây mẹ (rễ, thân, lá) mọc thành cây con; hoặc cây ra hoa kết quả và hình thành hạt, hạt mọc thành cây con.

- Thực vật có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

- Ứng dụng của các hình thức sinh sản này trong thực tiễn: 

+ Ứng dụng sinh sản vô tính để nhân giống vô tính cây trồng: giâm cành, chiết cành, ghép và nuôi cấy mô.

Câu hỏi trang 136 Sinh học 11

Câu hỏi 1: Quan sát hình 21.1a, cho biết cây con được hình thành như thế nào?

Trả lời: 

- Các cây con được hình thành từ phần củ, phần thân, từ lá.

Câu hỏi 2: Quan sát hình 21.1b, mô tả quá trình biến đổi từ bào tử thành thể giao tử ở rêu.

Trả lời: 

- Quá trình biến đổi từ bào tử thành thể giao tử ở rêu: Túi bào tử tiến hành giảm phân tạo thành bào tử (n), bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nguyên phân, phát triển thành thể giao tử non và hình thành thể giao tử trưởng thành (n).

Câu hỏi trang 137 Sinh học 11

Câu hỏi: Quan sát hình 21.2, phân biệt một số hình thức nhân giống vô tính ở thực vật.

Trả lời: 

Phân biệt một số hình thức nhân giống vô tính ở thực vật:

Câu hỏi trang 138 Sinh học 11

Câu hỏi 1: Quan sát hình 21.3, kể tên các bộ phận của hoa.

Trả lời: 

Các bộ phận của hoa:

- Hoa lưỡng tính gồm: đế hoa, đài hoa (lá đài), tràng (cánh) hoa, bộ nhị hoa và bộ nhụy hoa.

- Hoa đơn tính: chỉ có bộ nhị (hoa đực) hoặc bộ nhụy (hoa cái).

Câu hỏi 2: Quan sát hình 221.4, mô tả quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi.

Trả lời: 

- Quá trình hình thành hạt phấn: Trong bao phấn, tế bào mẹ hạt phấn (2n) giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử (n). Mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo thành tế bào sinh dưỡng (tế bào lớn) và tế bào sinh sản (tế bào nhỏ). Tế bào sinh dưỡng sẽ phát triển thành ống phấn, tế bào sinh sản sẽ nguyên phân tạo thành hai tinh tử (giao tử đực). Cấu trúc hai tế bào có vách dày chung này gọi là hạt phấn.

- Quá trình hình thành túi phôi: Trong bầu nhụy có một hay nhiều noãn chứa tế bào trung tâm lớn. Tế bào trung tâm (2n) giảm phân tạo ra bốn tế bào đơn bội không cân đối, ba tế bào tiêu biến, tế bào lớn (đại bào tử) nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo thành 8 nhân. Cấu trúc này gọi là túi phôi chứa tế bào trứng (n) và hai tế bào kèm, nhân lưỡng cực và ba tế bào đối cực.

Câu hỏi trang 139 Sinh học 11

Câu hỏi: Quan sát hình 21.5, mô tả sự phát tán của hạt phấn đến đầu nhụy.

Trả lời: 

Thụ phấn là quá trình phát tán hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy. Có hai hình thức thụ phấn là tự thụ phấn (hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy của hoa cùng cây) và thụ phấn chéo (hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy của hoa khác cây). Sự thụ phấn có thể nhờ tác nhân tự nhiên như động vật, gió, nước hoặc do con người thực hiện

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1. Dựa vào thông tin đã học, hoàn thành bảng 21.1.

 Đặc điểm

Sinh sản bằng bào tử 

 Sinh sản sinh dưỡng

 Nguồn gốc cây con
 Số lượng cây con  ?
 Ví dụ  ?

Trả lời:

 Đặc điểm

Sinh sản bằng bào tử 

 Sinh sản sinh dưỡng

 Nguồn gốc cây con Cây mẹ Cây mẹ
 Số lượng cây con Phụ thuộc vào chủng loại cây và điều kiện môi trường Phụ thuộc vào chủng loại cây và điều kiện môi trường
 Ví dụ Cây dương xỉ, cây thủy phỉ Cây thuốc bỏng, cây Lưỡi hổ

Câu hỏi 2. Nhân giống vô tính thực vật dựa trên cơ sở sinh học nào. 

Trả lời:

Nhân giống vô tính thực vật dựa trên cơ sở sinh học là khả năng tự tái tạo của tế bào thực vật để phát triển thành cây mới. Để thực hiện điều này người ta thường sử dụng phương pháp trồng mô hoặc tế bào với mẫu mô hoặc tế bào lấy ra từ cây mẹ được trồng trong môi trường ướt, có dinh dưỡng cao để phát triển.

Câu hỏi 3. Kể tên một số loài có hoa đơn tính, hoa lưỡng tính 

Trả lời:

- Một số loài có hoa đơn tính: ngô, bí, dưa chuột, liễu, mướp, bầu, su su..

- Một số loài có hoa lưỡng tính: nhãn, bưởi, vải, dừa, cau, mận, mai, táo, sen, ổi, hồng, hướng dương, đu đủ..

Câu hỏi 4. So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật. 

Trả lời:

 

Tiêu chí

 Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính 

Khái niệm Sinh sản vô tính là một hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Cá thể sinh ra giống nhau và giống cá thể thế hệ trước. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất các giao tử đực và cái thành hợp tử. Cá thể sinh ra mang đặc điểm của cả bố và mẹ.
Cơ sở tế bào học Nguyên phân Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
Ý nghĩa Tạo ra những cá thể thích nghi với điều kiện môi trường sống ổn định Tạo ra những cá thể có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống thay đổi
Ưu điểm

– Cá thể con sinh ra giống với cá thể mẹ về mặt di truyền.

– Cá thể sống độc lập vẫn có thể sinh sản, có lợi trong môi trường mật độ cá thể thấp.

– Tạo ra những cá thể mới có khả năng thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động.

- Tiến hoá hơn so với sinh sản vô tính

- Tạo ra những cá thể mới đa dạng về đặc điểm di truyền

Nhược điểm

– Không đa dạng di truyền

– Khi điều kiện sống thay đổi sẽ dễ bị chết hàng loạt, cả quần thể bị tiêu diệt

Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp

Câu hỏi 5. Tìm hiểu các giống cây trồng ở địa phương được nhân giống bằng hình thức vô tính và hữu tính.

Trả lời:

- Các giống cây trồng ở địa phương được nhân giống bằng hình thức vô tính: cây cam sành, cây bưởi, cây cà chua, cây hồng xiêm, cây táo…

- Các giống cây trồng ở địa phương được nhân giống bằng hình thức hữu tính: cây lúa, cây bông, cây cao su, cây ngô, một số loại rau xanh,…

Câu hỏi 6. Giải thích tại sao quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa được gọi là thụ tinh kép.

Trả lời:

Quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa được gọi là thụ tinh kép vì quá trình này có sự tham gia của 1 giao tử cái và 2 giao tử đực, xảy ra 2 giai đoạn thụ tinh liên tiếp. Lần lượt giao tử đực thứ nhất sẽ kết hợp với trứng để tạo thành hợp tử lưỡng bội, giao tử đực thứ 2 sẽ hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) để tạo thành tế bào tam bội (3n). 

Câu hỏi 7. Phun thuốc diệt côn trùng cho vườn trồng xoài, nhãn có lợi hoặc hại gì?

Soạn Sinh học 11 Cánh diều Bài 21: Sinh sản ở thực vật (trang 136, 142)

Trả lời:

Việc phun thuốc diệt côn trùng cho vườn trồng xoài, nhãn có thể có lợi hoặc có hại tùy theo cách sử dụng và loại thuốc được người dùng sử dụng. Nếu sử dụng thuốc diệt côn trùng đúng loại, đúng cách và hợp lý thì việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người trồng như bảo vệ vườn cây khỏi sự tàn phá của côn trùng, giảm thiểu thất thoát quả và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng thuốc diệt côn trùng sai cách, không hợp lý thì sẽ gây hại tới sức khỏe của con người và động vật cungxn hư môi trường, làm giảm chất lượng sản phẩm và giảm số lượng những loại côn trùng có ích như ong, bọ cánh cứng, bọ rùa,…

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 11 Cánh diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh học 11 Cánh diều Bài 21: Sinh sản ở thực vật trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/02/2023 - Cập nhật : 13/03/2024