Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Sau khi đặt phủ Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh cho sáp nhập vùng” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 7 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.
A. Mĩ Tho, Hà Tiên
B. Rạch Giá, Cà Mau
C. Long An, Tiền Giang
D. Bến Tre, Đồng Tháp
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Mĩ Tho, Hà Tiên
Sau khi đặt phủ Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh cho sáp nhập vùng đất ở phía Nam vào phủ này là Mĩ Tho, Hà Tiên.
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Nguyễn Hữu Cảnh dưới đây nhé!
Nguyễn Hữu Cảnh 1650-1700 tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ, là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông được xem là người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Sài Gòn-Gia Định vào năm 1698.
Nguyễn Hữu Cảnh là cháu 9 đời của Nguyễn Trãi. Ông nội của ông là Nguyễn Triều Văn (dòng Nguyễn Hữu, tước Triều Văn hầu, phò triều Lê và Nguyễn sơ), trước ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sau theo chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) di cư vào đất Thuận Hóa.
Con ông Triều Văn là Nguyễn Hữu Dật sinh nhiều con trai, trong đó có bốn người là tướng giỏi, kể theo thứ tự: Nguyễn Hữu Hào (tước Hào Lương hầu, tác giả truyện nôm Song tinh bất dạ), Nguyễn Hữu Trung (tước Trung Thắng hầu), Nguyễn Hữu Cảnh (tước Lễ Thành hầu) và Nguyễn Hữu Tín (tước Tín Đức hầu).
Dòng dõi con nhà tướng, lớn lên trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, lại chuyên tâm luyện tập võ nghệ. Bởi vậy, tuy còn trẻ, nhưng ông đã lập được nhiều chiến công và đã được chúa Nguyễn Phúc Tần phong chức Cai cơ (một chức võ quan thuộc bậc cao) vào lúc tuổi độ hai mươi, được người đương thời gọi tôn là "Hắc Hổ" (vì ông sinh năm Dần và vì có nước da ngăm đen, vóc dáng hùng dũng).
Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh dẹp Chiêm Thành, mở mang và an định bờ cõi. Ông lập tức ra quân đánh bại quân Chiêm Thành, đuổi theo tận đến kinh thành nước Chiêm, bắt được vua Chiêm là Bà Tranh rồi giải về Phú Xuân.
Chúa Nguyễn Phúc Chu cho sáp nhập đất Chiêm Thành vào lãnh thổ (nay là tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận), đặt tên là trấn Thuận Thành, lập ra phủ Bình Thuận.
Sau khi Bà Tranh chết tại Huế, em là Kế Bà Tử nghe theo một người Mãn Thanh là A Ban tập hợp quân nổi lên. Năm 1693. lợi dụng lúc Nguyễn Hữu Cảnh đi tây chinh, quân Chiêm đánh bại quân chúa Nguyễn, quân cứu viện từ Bà Rịa đến cũng bị đánh bại.
Nguyễn Hữu Cảnh nhận lệnh chúa Nguyễn đánh dẹp, rồi được cử làm Trấn thủ dinh Bình Khương (nay là vùng Khánh Hòa – Ninh Thuận), giúp ổn định vùng Bình Thuận.
Sau các chiến công trên, ông được phong làm Chưởng cơ trấn thủ Bình Khang
Mùa xuân năm 1698, vua Cao Miên cho quân đi cướp bóc dân buôn người Việt, triều đình liền sai Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược đất Cao Miên. Vua Cao Miên không chống cự được phải đầu hàng và xin được cống nạp như cũ.
Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất đi kinh lược Đồng Nai. Thuở ấy vùng đất này còn nhiều nơi chưa được khai phá, rừng âm u, sông ngòi chằng chịt. Tại đây Nguyễn Hữu Cảnh lập bản doanh, giúp người Việt đến nơi đây tiếp tục khai phá vùng đất mới, lập các thôn xã như Bình Dương, Bình Đông, Bình Tây, Bình Tiên, Bình Trị, Bình Long, Bình Quới, Bình Hòa, Bình Điền, Bình Phước, Tân Định, Tân Hưng, Tân Khai, Tân Thuận, Tân Mỹ, Tân Phước, Tân Thạnh…
Biết tin Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược Đồng Nai, người dân Quảng Bình quê ông, cũng như người dân Phú Xuân tin tưởng đến Đồng Nai lập nghiệp rất đông, thời ấy có câu ca dao rằng:
Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng.
Cuốn Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức mô tả rằng:
Lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để quản trị. Nha thuộc có 2 ty là Xá sai ty (coi việc văn án, từ tụng, dưới quyền quan Ký lục) và Lại ty (coi việc tài chính, do quan Cai bộ đứng đầu). Quân binh thì cơ, đội, thuyền, thủy bộ tinh binh và thuộc binh để hộ vệ. Đất đai mở rộng ngàn dặm, cho chiêu mộ lưu dân từ Bố Chánh châu trở vô, đến ở khắp nơi, đặt ra phường, ấp, xã, thôn, chia cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế đinh, điền và lập bộ tịch đinh điền. Từ đó con cháu người Hoa ở nơi Trấn Biên thì lập thành xã Thanh Hà, ở nơi Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương, rồi ghép vào sổ hộ tịch.