Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Phủ Gia Định được đặt vào thời gian nào?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 7 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.
A. Năm 1776
B. Năm 1771
C. Năm 1689
D. Năm 1698
Trả lời:
Đáp án đúng: D.Năm 1698
Phủ Gia Định được đặt vào thời gian năm 1698.
Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Gia Định dưới đây nhé!
Gia Định là tên một tỉnh cũ của Việt Nam được thành lập năm 1835 thời nhà Nguyễn (đổi tên từ tỉnh Phiên An) và cuối cùng giải thể vào năm 1975 dưới thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Địa bàn tỉnh Gia Định trước khi giải thể tương ứng với thành phố Thủ Đức và một số quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, bao gồm: Quận 7, Quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè.
Từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ thứ 7, ở khu vực Nam Đông Dương tồn tại nhiều tiểu quốc, vùng đất Sài Gòn ở thời kỳ đó chưa có tên gọi chính thức là miền đất có quan hệ với nhiều tiểu quốc.
Khoảng thời gian sau đó, vùng đất Sài Gòn xưa trở thành khu vực tranh chấp giữa các vương quốc Champa, Chân Lạp, Đại Việt, Xiêm La….
Khi đó, vùng Sài Gòn có các sắc tộc Kh’Me, Chăm, Việt, Hoa...cùng sinh sống nhưng rất thưa thớt, đời sống sinh hoạt còn nghèo nàn.
Năm 1623, Chúa Nguyễn mở các trạm thu thuế ở Bến Nghé và Sài Gòn (ở quận 1 và quận 5 ngày nay).
Năm 1679, Chúa Nguyễn lập đồn dinh ở Tân Mỹ (gần ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi ngày nay).
Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược phương Nam, ông đã đặt cơ sở hành chính đầu tiên và xác định Sài Gòn ở vị trí trung tâm cho cả vùng đất phương Nam, miền biên cảnh Nam Bộ được sáp nhập vào cương vực nước Đại Việt.
Khi Nguyễn Hữu Cảnh sáp nhập vùng đất Sài Gòn xưa vào cương thổ Đại Việt, lúc đó ở khu vực này có khoảng 20.000 dân đang sinh sống, ông cho xây một lũy đất từ phía dưới rạch Thị Nghè lên Chí Hòa vào gần đến Rạch Cát, bảo vệ phía Tây Bắc và Tây Nam Sài Gòn, còn phía Đông Bắc và Đông Nam Sài Gòn được bảo vệ bởi rạch Thị Nghè, sông Tân Bình và sông Sài Gòn.
Nguyễn Hữu Cảnh cắt đặt các bộ phận trông coi mọi việc như Ký lục (trông coi về hành chính, thuế khóa), Lưu thủ (trông coi về quân sự) và Cai bộ (trông coi về tư pháp). Giúp việc cho các quan là các Xá ty và một số đơn vị vũ trang.
Song song với việc xây dựng bộ máy hành chính tại địa phương, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh còn vạch ra kế sách cấp thiết cùng quân dân gấp rút thi hành như: khai hoang mở cõi; dàn xếp biên cương; bảo vệ chủng dân và vùng đất mới; thiết lập cơ sở hành chính thôn xã; chiêu mộ lưu dân và khuyến nông …
Để quản lý vùng đất mới, thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đã thiết lập nền hành chính và xác định cương thổ quốc gia của vùng đất này, từ đó, vùng đất Sài Gòn xưa được đặt tên là huyện Tân Bình, thuộc phủ Gia Định.
Thành được xây dựng vào năm 1790 ở thôn Tân Khai huyện Bình Dương (Quận 1) với hình dáng như hoa sen mở ra 8 cửa, có 8 con đường ngang dọc. Từ Đông sang Tây hay từ Nam sang Bắc đều có chiều dài là 573.92m và chiều cao lên đến 5,51m, thành đường 31,7m được đắp làm 3 cấp. Trong thành đằng trước bên trái dựng Thái Miếu, giữa làm sở hành tại còn bên phải có kho cục Chế Tạo, xung quanh là các dãy nhà kho quân túc vệ ở.
Trước sau có làm vọng đầu bát giác nằm ở độ cao 53 m, hào bao quanh thành rộng 65,72m và sâu 6,94m đường vào thành được xây cầu bắc ngang qua hào. Trừ 2 cửa thành cнíɴн còn lại 6 cửa đều có xây thanh mặt tiền, ở ngoài 6 cửa đều có xây 6 thành nhỏ kiên cố để bảo vệ được gọi là thành Dương Mã.
Để bảo vệ thành Gia Định, trên sông Saigon có hai đồn bố phòng có тêɴ là Giác Ngư và Thảo Câu. Được xây dựng vào năm 1789, hai đồn này có chu vi 54,06 m và cao 3m, phía trước mở một cửa, cả 4 mặt đều có ѕúиɢ ốиɢ đầy đủ. Trong thành Gia Định có các công trình cнíɴн như: cục Chế Tạo, kho Bạc, kho Đồn Điền, Trại ѕúиɢ, kho тнuốc súɴԍ.
Bên ngoài thành Gia Định được xây dựng các công trình kiến trúc như:
- Xưởng Chu Sư ( Nay là xưởng đóng tàu Bason) nằm cách thành 763,2m.
- Xưởng Voi nằm ở ngoài тʀạι đất cửa Khảm Hiểm.
- Trường тнuốc súɴԍ ở cửa Khuôn Trình cách thành khoảng hơn 1500m dài 763m.
- Khám Đường Địᴀ ɴԍục ở ngoài cửa Khuôn Trinh.
- Sứ quán bên тʀạι trước cửa Lý Minh cách thành 763,2m.
- Học đường bên trái toại thành.
- Kho bốn trấn được xây dựng trên nền cũ của kho quản thảo phía nam cách thành hơn 3000m.
- Trường diễn võ đặt ở Tây Nam cách thành 7600m.